Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối Ôn tập Chương 3: Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM (PHẦN 1)

Câu 1: Quá trình tích lũy ôxit sắt, ôxit nhôm được tăng cường sẽ hình thành loại đá nào sau đây?

  1. Badan.
  2. Đá vôi.
  3. Granit.
  4. Đá ong.

Câu 2: Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với loại cây nào dưới đây?

  1. Cây lâm nghiệp.
  2. Cây ăn quả.
  3. Cây công nghiệp.
  4. Cây lương thực.

Câu 3: Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho việc:

  1. đánh bắt thủy sản.
  2. nuôi trồng thủy sản.
  3. trồng cây lâu năm.
  4. trồng cây lúa nước.

Câu 4: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  1. Cao nguyên.
  2. Trung du.
  1. Đồng bằng.
  2. Miền núi.

Câu 5: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào sau đây?

  1. Vườn quốc gia Ba Bể.
  2. Vườn quốc gia Ba Vì.
  3. Vườn quốc gia Bạch Mã.
  4. Vườn quốc gia Cúc Phương.

Câu 6: Nước ta có mấy nhóm đất chính?

  1. 4 nhóm.
  2. 3 nhóm.
  3. 2 nhóm.
  4. 5 nhóm.

Câu 7: Mùa mưa tháng 4 – 5 gây nên hiện tượng gì tới thổ nhưỡng?

  1. Xói mòn, rửa trôi.
  2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
  3. Bồi đắp đất.
  4. Tẩy chua cho đất.

Câu 8: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

  1. Phù sa.
  2. Feralit.
  3. Mùn núi cao.
  4. Đất xám.

Câu 9: Nhóm đất thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất nào?

  1. Badan.
  2. Feralit.
  3. Xám.
  4. Phù sa.

Câu 10: Đất mùn trên núi phân bố ở các vùng núi có độ cao khoảng?

  1. Dưới 1000m.
  2. Trên 1000m.
  3. Từ 1600m – 1700m.
  4. Trên 2000m.

Câu 11: Đâu không phải loại cây thích hợp để trồng ở đất mùn trên núi?

  1. Cây thông.
  2. Cây ăn quả.
  3. Cây dừa.
  4. Câu hồi.

Câu 12: Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là:

  1. Sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài.
  2. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  3. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng về vốn đất.
  4. Địa hình đồi núi chiếm hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.

Câu 13: Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái?

  1. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
  2. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
  3. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.
  4. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.

Câu 14: Số lượng loài sinh học đã xác định được ở nước ta là:

  1. 50.000 loài.
  2. 60.000 loài.
  3. 70.000 loài.
  4. 80.000 loài.

Câu 15: Đâu không phải là hệ sinh thái nước ngọt?

  1. Sông.
  2. Rạn san hô.
  3. Đầm.
  4. Hồ.

Câu 16: Hệ sinh thái tự nhiên không có ở Việt Nam là rừng:

  1. Taiga.
  2. Cận nhiệt đới núi cao.
  3. Nhiệt đới gió mùa.
  4. Ngập mặn.

Câu 17: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học?

  1. Trồng cây gây rừng.
  2. Xây dựng nhiều đập thủy điện.
  3. Đốt rừng làm nương rẫy.
  4. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.

Câu 18: Ở nước ta, môi trường sống thuận lợi nên có nhiều luồng sinh vật di cư tới từ:

  1. Liên Bang Nga, Tây Âu.
  2. Trung Quốc, Mi-an-ma.
  3. Hi-ma-lay-a.
  4. Mai-lai-xi-a, Ấn Độ.

Câu 19: Vườn quốc gia đầu tiên của nước ta là:

  1. Tam Đảo.
  2. Cúc Phương.
  3. Bạch Mã.
  4. Cát Bà.

Câu 20: Đâu không phải là loại cây dược liệu?

  1. Tam thất.
  2. Ngải cứu.
  3. Ngũ gia bì.
  4. Nấm hương.

Câu 21: Hệ sinh thái rừng thưa rụng phân bố ở:

  1. Hoàng Liên Sơn.
  2. Việt Bắc.
  3. Bắc Trung Bộ.
  4. Tây Nguyên.

Câu 22: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn gây khó khăn gì cho sản xuất và đời sống?

  1. Ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp.
  2. Dân cư thưa thớt.
  3. Cản trở du lịch.
  4. Giao thông không thuận tiện.

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất phù sa ở nước ta?

  1. Chua, giàu mùn, tơi xốp và giữ nước kém.
  2. Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
  3. Độ phì phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác.
  4. Có nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi.

Câu 24: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn và đất mặn chủ yếu là do:

  1. Mùa lũ nước ngập trên diện rộng.
  2. Vùng có các ô trũng khó thoát nước.
  3. Mùa khô kéo dài, địa hình thấp, tiếp giáp biển.
  4. Có lượng mua thấp và thiếu giải pháp cải tạo.

Câu 25: Thảm thực vật chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:

  1. rừng ngập mặn và rừng tràm.
  2. rừng ngập mặn và rừng thưa cây bụi.
  3. rừng tràm và rừng thưa.
  4. rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

 

=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay