Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây ở nước ta?
A. Hướng các dãy núi
B. Ảnh hưởng của biển
C. Ảnh hưởng của gió mùa
D. Khoảng cách đến đường xích đạo
Câu 2: Một số nguồn nước khoáng, nước nóng ở Việt Nam có thể được khai thác vào mục đích gì?
A. Tưới tiêu nông nghiệp
B. Làm nước uống đóng chai
C. Chữa bệnh và du lịch nghỉ dưỡng
D. Cung cấp cho các nhà máy thủy điện
Câu 3: Gió mùa Đông Bắc có đặc điểm như thế nào?
A. Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, gây mưa lớn.
B. Hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang không khí lạnh.
C. Xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương, gây khô nóng ở phía Đông Trường Sơn.
D. Xuất phát từ Nam Bán Cầu, gây mưa nhiều trên cả nước.
Câu 4: Mùa lũ của hệ thống sông Hồng diễn ra từ:
A. Tháng 5 đến tháng 10
B. Tháng 6 đến tháng 10
C. Tháng 7 đến tháng 11
D. Tháng 8 đến tháng 12
Câu 5: Miền khí hậu phía Nam Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật?
A. Nhiệt độ trung bình năm dưới 20°C.
B. Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
C. Mùa đông lạnh và khô.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 10°C.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi Bắc Bộ?
A. Lũ tập trung nhanh và kéo dài.
B. Các sông có dạng nan quạt.
C. Có chế độ nước khá điều hòa.
D. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.
Câu 7: Các sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam là?
A. Sông Mã, sông Cả.
B. Sông Cầu, sông Thương.
C. Sông Lục Nam.
D. Sông Lô, sông Gâm.
Câu 8: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc – Nam ở nước ta do?
A. Khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cảng về phía bắc càng lớn.
B. Sự gia tăng bức xạ Mặt Trời và giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía nam.
C. Gió mùa Tây Nam gây ảnh hưởng khác nhau ở miền bắc và miền nam.
D. Bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã kết hợp với gió đông bắc hoạt động mạnh từ 16°B trở vào.
Câu 9: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta:
A. Sông Mê Công.
B. Sông Mã.
C. Sông Cả.
D. Sông Đà.
Câu 10: Gió mùa Đông Bắc hoạt động ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10.
B. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C. Từ tháng 6 đến tháng 12.
D. Từ tháng 1 đến tháng 6.
Câu 11: Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?
A. Trong năm có hai mùa khô và mưa.
B. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
C. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.
D. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.
Câu 12: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?
A. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 80%
B. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 85%
C. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 80%
D. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 85%
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ vùng núi cao)
B. Số giờ nắng trung bình từ 1.400 - 3.000 giờ/năm
C. Lượng mưa trung bình dưới 1.000mm/năm
D. Cán cân bức xạ dương quanh năm
Câu 14: Các con sông ở nước ta có đặc điểm ngắn và dốc không phải do?
A. Đồi núi lan ra sát biển.
B. Lãnh thổ hẹp, ngang.
C. Địa hình nhiều đồi núi.
D. Diện tích đồng bằng lớn.
Câu 15: Hệ thống sông nào có dạng lông chim và chịu ảnh hưởng điều tiết của hồ Tôn Lê Sáp?
A. Hệ thống sông Hồng
B. Hệ thống sông Đồng Nai
C. Hệ thống sông Mê Công
D. Hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm của khí hậu Việt Nam?
a) Nhiệt độ không khí trung bình năm giảm dần từ bắc vào nam.
b) Số giờ nắng đạt từ 1 400 – 3 000 giờ/ năm.
c) Cán cân bức xạ từ 70 – 100 kcal/cm2/năm.
d) Cán cân bức xạ từ 100 – 150 kcal/cm2/năm.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm sông ngòi Việt Nam?
a) Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo hướng tây – đông.
b) Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
c) Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta không có sự phân mùa rõ rệt.
d) Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rõ rệt.