Phiếu trắc nghiệm HĐTN 9 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo (Bản 1). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(28 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là người giao tiếp, ứng xử tích cực?

  1. Nóng giận khi bạn làm không đúng ý mình.
  2. Lịch sử, tế nhị trò chuyện với bạn bè.
  3. Tránh xa những bạn không cùng lớp.
  4. Chia sẻ tất cả nội dung trên mạng cho bạn bè.

Câu 2: Khi bị bạn nhắc nhở nói quá to thì em sẽ khắc phục như thế nào?

  1. Không phát biểu ý kiến nữa.
  2. Ngại ngùng và e thẹn.
  3. Điều chỉnh âm lượng giọng đủ nghe.
  4. Cân bằng cảm xúc nhẹ nhàng hơn.

Câu 3: Người giao tiếp, ứng xử tích cực sẽ nhận được điều gì?

  1. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
  2. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
  3. Sự khó chịu của mọi người.
  4. Sự khinh bỉ của mọi người xung quanh.

Câu 4: Đâu là việc không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?

  1. Tuân thủ quy định chung khi diễn ra hoạt động.
  2. Làm những công việc được giao một cách hời hợt, không chú tâm.
  3. Chủ động giúp đỡ người khác.
  4. Hòa đồng, thân thiện với mọi người.

Câu 5: Đâu là được coi là những điểm yếu của một cá nhân trong giao tiếp?

  1. Cởi mở, tự tin, nhút nhát, ít nói.
  2. Vui vẻ, hài hước, ít nói, ích kỉ.
  3. Bộc trực, nhút nhát, ít nói, ích kỉ.
  4. Cởi mở, tự tin, kiên định, dịu dàng.

Câu 6: Đâu là hành động thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt trong môi trường lớp học?

  1. Kì thị màu da của bạn bè.
  2. Không tôn trọng đam mê, sở thích của bạn.
  3. Không chia bè, kết phái.
  4. Tích cực giúp đỡ bạn bè khi bạn có khó khăn.

Câu 7: Ý nào dưới đây là giao tiếp, ứng xử tiêu cực?

  1. Ghét cô giáo khi bị điểm kém.
  2. Hòa đồng với mọi người xung quanh.
  3. Động viên khi bạn gặp khó khăn.
  4. Biết cảm thông chia sẻ với trẻ em xấu số.

Câu 8: Nội dung nào sau đây nên làm khi giao tiếp, ứng xử với mọi người?

  1. Ăn mặc thiếu lịch sự, đua đòi.
  2. Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với người lớn tuổi hơn.
  3. Thiếu ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng.
  4. Không chú ý lời nói của người khác khi mình không thích nghe.

Câu 9: Đâu là được coi là những điểm mạnh của một cá nhân trong giao tiếp?

  1. Cởi mở, tự tin, nhút nhát, ít nói.
  2. Vui vẻ, hài hước, ít nói, ích kỉ.
  3. Bộc trực, nhút nhát, ít nói, ích kỉ.
  4. Cởi mở, tự tin, kiên định, dịu dàng.

Câu 10: Những việc nào sau đây, em nên thực hiện việc làm nào khi giao tiếp qua mạng?

  1. Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng.
  2. Tôn trọng người đang trò chuyện với mình.
  3. Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian.
  4. Đối xử với người khác theo cách em muốn được đối xử trực tuyến.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện tư duy tích cực?

  1. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.
  2. Ghét thầy cô vì hay báo cáo tình hình học tập của mình với bố mẹ.
  3. Cố gắng học bài để cải thiện điểm kém.
  4. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng mình.

Câu 2: Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, chúng ta không nên làm gì?

  1. Đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu.
  2. Bình tĩnh, không nóng vội.
  3. Nhìn nhận, đánh giá sự việc của người khác một cách trung thực.
  4. Phán xét tội lỗi của ai đó.

Câu 3: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Nhóm của Mai hẹn đi chơi nhưng Chi không đi được.

  1. Các bạn trong nhóm nghĩ Chi không thích mọi người nên không đi
  2. Các bạn nên nghĩ nhà Chi có việc bận nên không đi được.
  3. Lần sau không rủ Mai đi chơi cùng nữa.
  4. Nghỉ chơi với Mai vì đã không đi chơi cùng nhóm.

Câu 4: Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào dưới đây?

  1. Bình luận xấu về người khác.
  2. Giao lưu, học hỏi bạn bè.
  3. Chia sẻ những bài viết về học tập, làm việc tích cực.
  4. Tìm kiếm tài liệu.

Câu 5: Theo em, không nên làm những việc nào dưới đây?

  1. Xóa thư điện tử, tin nhắn, bài viết có nội dung xấu được gửi đến tài khoản của em.
  2. Không truy cập vào liên kết trong thư điện tử, tin nhắn có nội dung không phù hợp.
  3. Gửi cho bạn bè địa chỉ trang web có thông tin không phù hợp em gặp trên mạng.
  4. Đóng ngay cửa sổ trình duyệt khi thấy trang web có nội dung không phù hợp.

Câu 6: Khi đi đường thấy một cụ già ăn xin, em nên ứng xử thế nào?

  1. Tránh xa cụ già.
  2. Xua đuổi cụ già.
  3. Cho cụ một vài đồng tiền lẻ mình có để dành.
  4. Không quan tâm và đi tiếp.

Câu 7: Đâu là hành động thể hiện giao tiếp, ứng xử tích cực?

  1. Thói quen đổ lỗi cho người khác.
  2. Chê bai người khác.
  3. Không biết lắng nghe, có định kiến và phân biệt về giới tính, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo.
  4. Tha thứ lỗi nhỏ cho bạn khi bạn nhận ra và sửa chữa.

Câu 8: Ý nào sau đây là tác hại của việc giao tiếp, ứng xử tiêu cực?

  1. Được mọi người tôn trọng, yêu mến.
  2. Xây dựng môi trường văn minh.
  3. Gặp gỡ, kết bạn được nhiều người.
  4. Mất bình tĩnh và dẫn đến hệ quả nghiêm trọng.

Câu 9: Khi em không đồng ý với quyết định của lớp trưởng, em sẽ làm gì?

  1. Trình bày ý kiến của mình một cách tích cực, hợp lí.
  2. Phản đối mà không có lý do cụ thể.
  3. Giữ nguyên ý kiến và không theo ý kiến của sếp.
  4. Mặc kệ và không quan tâm ý kiến của bạn.

Câu 10: Hành động nào sau đây chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử?

  1. B luôn bày tỏ quan điểm với ngôn ngữ chuẩn mực, lịch sự.
  2. T bình luận bậy bạ trên bài đăng của bạn cùng lớp trên mạng xã hội.
  3. G luôn niềm nở chỉ bảo em trai học bài.
  4. K luôn thận trọng kiểm tra thông tin chia sẻ trên mạng để đọc.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Đối với học sinh, cách tốt nhất nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?

  1. Nói lời xúc phạm người đó.
  2. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
  3. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
  4. Đe dọa người bắt nạt mình.

Câu 2: Em rất muốn khoe ảnh hoặc video dã ngoại cùng các bạn lên mạng vì hình ảnh của em rất đẹp. Nhưng bạn em không thích vì có một số ảnh bạn em không được như ý, em sẽ làm gì?

  1. Em vẫn đăng, vì em chụp em có quyền đăng.
  2. Em vẫn đăng vì hình của em đẹp, ảnh của bạn không đẹp cũng không sao.
  3. Em vẫn đăng nhưng không cho bạn em biết.
  4. Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.

Câu 3: Uyên và nhóm bạn ở lớp đều là nhà có điều kiện nên đã lập hội chơi riêng. Trong một lần đi du lịch với lớp, Uyên và nhóm bạn đã tỏ ý xem thường và không muốn ngồi cạnh Huyền và gia đình Huyền rất nghèo. Nhận xét nào đúng về hành động của Uyên và nhóm bạn?

  1. Uyên và nhóm bạn thiếu tôn trọng người khác.
  2. Cách ứng xử của Uyên và nhóm bạn rất đúng.
  3. Uyên và nhóm bạn có quyền như vậy vì gia đình họ khá giả.
  4. Uyên có thể xin chuyển lớp để có thể học với các bạn giàu hơn.

Câu 4: Hùng và Lâm học cùng một lớp, lại chơi khá thân với nhau. Lâm làm lớp trưởng còn Hùng là tổ trưởng tổ 3. Trong giờ sinh hoạt lớp, Hùng bị Lâm nhắc nhở vì có một buổi đi học muộn trong tuần. Theo em, nếu Hùng là người có tư duy tích cực, Hùng sẽ có cách giao tiếp, ứng xử như thế nào?

  1. Không chơi thân với Lâm như trước nữa.
  2. Tức giận, trách móc Lâm.
  3. Vui vẻ nhận và sửa chữa khuyết điểm; không giận hay trách móc Lâm.
  4. Giận hờn, rủ các bạn không chơi với Lâm nữa.

Câu 5: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.

  1. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.
  2. Cãi lại cha mẹ.
  3. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.
  4. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Khi tham gia cuộc họp, H nhận thấy một đồng nghiệp không hài lòng với quyết định của nhóm. H sẽ đối phó với tình huống này như thế nào?

  1. Bỏ qua ý kiến của đồng nghiệp đó.
  2. Hỏi ý kiến chi tiết của bạn ấy để đưa ra quyết định thống nhất.
  3. Nói rằng quyết định đã được đưa ra và không thể thay đổi.
  4. Đề xuất thêm thời gian để thảo luận và đưa ra quyết định.

Câu 2: G nhận thấy một đồng nghiệp gặp khó khăn trong công việc và có vẻ căng thẳng. Trong trường hợp này, G sẽ làm gì?

  1. Bỏ qua vì đó không phải là trách nhiệm của mình.
  2. Nói với quản lí về vấn đề để tìm cách giải quyết.
  3. Chế ngự mọi liên lạc với đồng nghiệp đó.
  4. Hỏi xem bạn có vấn đề gì và tìm cách giúp đỡ.

Câu 3: Trong một lần đi học về, H bị hai người đàn ông lạ mặt rủ rê, quấy rối, bắt hút thuốc lá nhưng H không chịu. Ngay lúc đó, có chú bảo vệ cổng trường đi ngang, hai người đó mới phóng xe đi. Nếu em là H, em sẽ xử lí như thế nào?

  1. Tìm cách trả đũa và quấy rối lại hai người đó.
  2. Nói về tình huống này với bố mẹ hoặc thầy cô để tìm cách giải quyết và bảo vệ bản thân.
  3. Giữ im lặng và không nói cho ai biết về chuyện này.
  4. Tự tìm cách giải quyết vấn đề, khi nào có việc xảy ra ngoài khả năng mới báo cáo cho công an.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay