Phiếu trắc nghiệm HĐTN 9 chân trời (bản 1) Chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo (Bản 1). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(30 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hành vi, lời nói, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô?

  1. Hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện các hoạt động mà thầy cô giáo khi bị bắt buộc.
  2. So sánh, đánh giá sự khác biệt trong cách giao tiếp với học sinh của các thầy cô.
  3. Lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về bản thân.
  4. Khó chấp nhận sự khác biệt trong phong cách dạy học, làm việc của mỗi thầy cô.

Câu 2: Đâu là hoạt động lao động công ích ở trường?

  1. Tổng vệ sinh trường lớp.
  2. Trồng cây xanh tại địa phương.
  3. Tham gia tọa đàm Trường học xanh – sạch – đẹp.
  4. Nhặt rác và túi ni-lông tại địa phương.

Câu 3: Sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường là gì?

  1. Kho tư liệu ảnh về các hoạt động của nhà trường.
  2. Tranh vẽ về cảnh đẹp tại địa phương.
  3. Sách, truyện về lịch sử, truyền thống địa phương.
  4. Mạng xã hội của các học sinh trong trường.

Câu 4: Bạo lực học đường là vấn đề thuộc ngành nào sau đây?

  1. chính trị.
  2. quốc phòng.
  3. y tế.
  4. giáo dục.

Câu 5: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là gì?

  1. mong muốn thể hiện bản thân.
  2. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
  3. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
  4. sự thiếu hụt kĩ năng sống.

Câu 6: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là gì?

  1. thiếu sự giáo dục của gia đình.
  2. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
  3. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái.
  4. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 7: Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh không nên là gì?

  1. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
  2. Tham gia vào bạo lực học đường để giải quyết tranh chấp.
  3. Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
  4. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.

Câu 8: Địa điểm phù hợp để trưng bày và giới thiệu sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động là:

  1. Phòng Truyền thống của nhà trường.
  2. Khu dân cư xung quanh trường học.
  3. Phòng học Tin học của nhà trường.
  4. Phòng học Âm nhạc của nhà trường.

Câu 9: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  1. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.
  2. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.
  3. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.
  4. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.

Câu 10: Lợi ích khi tham gia các hoạt động lao động công ích là gì?

  1. Có thêm các hình ảnh, video đẹp trên mạng xã hội của bản thân.
  2. Làm quen thêm được nhiều bạn mới.
  3. Giảm bớt thời gian học bài và làm bài tập về nhà.
  4. Được đánh giá cao hơn khi học môn Hoạt động trải nghiệm và Giáo dục công dân.

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

  1. Những người gây ra bạo lực học đường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
  2. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.
  3. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
  4. Người gây ra bạo lực học đường chỉ có thể bị tổn thương về thể chất.

Câu 2: Đâu không phải là một trong những sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường?

  1. Đoạn phim ngắn giới thiệu về truyền thống nhà trường.
  2. Sổ tay giới thiệu về truyền thống nhà trường.
  3. Tạo kho dữ liệu ảnh về các hoạt động của nhà trường.
  4. Tranh vẽ về các danh lam, thắng cảnh tại địa phương.

Câu 3: Phương án nào sau đây không thuộc nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường?

  1. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.
  2. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
  3. Thích thể hiện bản thân thái quá.
  4. Tính cách nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ.

Câu 4: Hình thức phù hợp để tổ chức hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bắt nạt học đường là gì?

  1. Truyền thông đa phương tiện.
  2. Tổ chức tọa đàm.
  3. Đóng vai giải quyết tình huống.
  4. Vẽ tranh về bắt nạt học đường.

Câu 5: Đâu không phải là cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô?

  1. Vui vẻ trò chuyện với thầy cô và các bạn.
  2. Hỗ trợ và giúp đỡ thầy cô, bạn bè trong khả năng của mình.
  3. So sánh, đánh giá, chỉ trích và phán xét về sự khác biệt của thầy cô, bạn bè.
  4. Sẵn sàng cùng bạn thực hiện nhiệm vụ được thầy cô giao.

Câu 6: Trong bạo lực học đường không bao gồm hình thức nào sau đây?

  1. Các hành vi bạo lực thể chất.
  2. Các hành vi bạo lực tinh thần.
  3. Các hành vi bạo lực trực tuyến.
  4. Các hành vi bạo lực vật chất.

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

  1. Thiếu hụt kĩ năng sống là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
  2. Bạo lực học đường gây tổn thương về thể chất và tinh thần đối với nạn nhân.
  3. Người gây ra bạo lực học đường không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  4. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.

Câu 8: Đâu không phải là một hoạt động lao động công ích ở trường học?

  1. Tổng vệ sinh lớp học.
  2. Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
  3. Vệ sinh đường làng.
  4. Chăm sóc hoa ở vườn trường.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  1. Bạn Q nhắc nhở bạn A không nên nói chuyện trong giờ học.
  2. Bạn P đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
  3. Cô giáo phê bình A vì thường xuyên đi học muộn.
  4. Ông T đánh con vì trốn học để đi chơi game.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  1. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
  2. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
  3. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.
  4. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.

Câu 11: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  1. Bạn K đăng lên mạng xã hội những lời lẽ đe dọa một bạn cùng lớp.
  2. Bạn Q hẹn gặp và đánh bạn V khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp.
  3. Bạn P tát bạn M vì hành vi nói xấu mình với các bạn trong lớp.
  4. Bạn S nhắc nhở bạn V vì thường xuyên nói chuyện trong giờ học.

Câu 12: Đâu không phải là một trong những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô?

  1. Thích ứng với cách dạy của từng thầy cô.
  2. Lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về bản thân.
  3. Khó chấp nhận hoặc không chấp nhận đặc trưng văn hóa riêng của từng từng thầy cô.
  4. Hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện tốt các hoạt động mà thầy cô giao.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần làm gì?

  1. Đua đòi tham gia vào các trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
  2. Sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
  3. Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
  4. Sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghếnhà trường.

Câu 2: Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong tình huống sau: “Thầy M dạy Ngữ văn ở lớp của K rất hay làm các bài thơ ngắn và đọc cho cả lớp nghe vào đầu tiết học. K thường tỏ ra khó chịu và quay sang nói chuyện riêng với bạn mỗi khi thầy đọc thơ”.

  1. Trong giờ học Ngữ văn chỉ nên tập trung vào nội dung của bài học, thầy K không nên đọc thơ do thầy tự làm. K có thể làm việc riêng của mình.
  2. Việc thầy M đọc các bài thơ ngắn cho cả lớp nghe vào đầu tiết học với mục đích để tạo không khí hứng thú cho cả lớp trước khi bắt đầu bài học. K cần giữ trật tự và lắng nghe thầy M.
  3. Bài thơ của thầy M không liên quan đến nội dung bài học nên K có thể không lắng nghe nhưng vẫn cần giữ trật tự trong lớp học.
  4. K nên phản ánh và báo cáo sự việc thầy M dạy Ngữ văn rất hay làm các bài thơ ngắn và đọc cho cả lớp nghe vào đầu tiết học với giáo viên chủ nhiệm.

Câu 3: Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh P khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  2. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
  3. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.
  4. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được.

Câu 4: Trên đường đi học về em bắt gặp 1 nhóm bạn đang có hành vi dọa nạt, có ý định đánh một bạn khác cùng trường. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.
  2. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.
  3. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.
  4. Chạy nhanh về nhà để báo với bố mẹ.

Câu 5: Thể hiện cách ứng xử tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa trong tình huống sau: “N là một học sinh giỏi, luôn tích cực trong học tập nhưng lại ít tham gia các hoạt động phong trào. Trong lớp, N cũng ít nói chuyện với các bạn”.

  1. Đánh giá, chỉ trích N vì nếu có học giỏi nhưng không tham gia các hoạt động phong trào thì cũng không được cả lớp đánh giá cao.
  2. Không quan tâm đến chuyện của N vì không thân thiết với N.
  3. N học giỏi và tích cực trong học tập là đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người học sinh. N chỉ nên học tập, không cần tham gia các hoạt động phong trào.
  4. Động viên, hỗ trợ và nói chuyện với N về những thuận lợi khi tham gia các hoạt động phong trào.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là mục tiêu của Chương trình hành động, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là:

  1. Triển khai nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường là các hoạt động giáo dục chính và quan trọng nhất trong trường học.
  2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
  3. Thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi có học sinh bị bạo lực học đường.

Câu 2: Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn L không tham gia vì không thích. Nếu là bạn của L, em sẽ khuyên bạn L như thế nào?

  1. Ủng hộ việc làm của L, không nên ép buộc người khác theo mong muốn của mình.
  2. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
  3. Nói cho L hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên L cùng tham gia.
  4. Không quan tâm tới L vì không thân thiết lắm.

Câu 3: Câu ca dao, tục ngữ nói về cách sống hài hòa với bạn bè là:

  1. Đất tốt trồng cây rườm rà/Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
  2. Có kiêng có lành, có dành có lúa.
  3. Quen nhau từ thuở hàn vi/Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn.
  4. Gieo nhân nào gặp quả ấy.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay