Phiếu trắc nghiệm HĐTN 9 chân trời (bản 1) Chủ đề 5: Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo (Bản 1). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5: Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN VÀ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(23 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Bước đầu tiên trong lập ngân sách cá nhân là gì?

  1. Xác định khoản chi thường xuyên, phát sinh.
  2. Xác định mục tiêu cần tiết kiệm.
  3. Xác định các khoản thu.
  4. Cân đối thu, chi bằng cách chia tỉ lệ.

Câu 2: Mục đích của ngân sách cá nhân là gì?

  1. Tăng trưởng tài chính cá nhân.
  2. Đầu tư vào các nguồn giúp phát triển kinh tế.
  3. Kiếm được nhiều tiền.
  4. Dự báo các khoản thu, chi của bản thân.

Câu 3: Những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là gì?

  1. tiền sinh hoạt.
  2. tài chính cá nhân.
  3. tài chính nhà nước.
  4. tiền tiết kiệm.

Câu 4: Bước thứ hai trong lập ngân sách cá nhân là gì?

  1. Xác định khoản chi thường xuyên, phát sinh.
  2. Xác định các khoản thu.
  3. Xác định mục tiêu cần tiết kiệm.
  4. Cân đối thu, chi bằng cách chia tỉ lệ.

Câu 5: Mục tiêu tài chính nên xây dựng dựa trên:

  1. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.
  2. Nhu cầu và khả năng số tiền có thể thu được.
  3. Tất cả nội dung trong kế hoạch cần cụ thể, phù hợp với từng cá nhân.
  4. Lập kế hoạch cho mọi thứ.

Câu 6: Đâu là lợi ích của xây dựng ngân sách cá nhân?

  1. Gò bó, ép buộc trong mua sắm, chi tiêu hằng ngày.
  2. Thụ động trong việc chi tiêu cá nhân.
  3. Có nguồn tài chính ổn định.
  4. Tiết kiệm được nhiều tiền để mua sắm.

Câu 7: Bước thứ ba trong lập ngân sách cá nhân là gì?

  1. Xác định các khoản thu.
  2. Xác định khoản chi thường xuyên, phát sinh.
  3. Cân đối thu, chi bằng cách chia tỉ lệ.
  4. Xác định mục tiêu cần tiết kiệm.

Câu 8: Khi cân đối các khoản chi trong ngân sách có khó khăn gì?

  1. Tài chính ổn định.
  2. Phát sinh nhiều khoản chi.
  3. Không có kế hoạch rõ ràng.
  4. Thực hiện theo kế hoạch đặt ra.

Câu 9: Bước thứ tư trong lập ngân sách cá nhân là gì?

  1. Xác định khoản chi thường xuyên, phát sinh.
  2. Xác định các khoản thu.
  3. Xác định mục tiêu cần tiết kiệm.
  4. Cân đối thu, chi bằng cách chia tỉ lệ.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Làm thế nào để giảm thiểu chi tiêu không cần thiết?

  1. Mua sắm dựa trên cảm xúc.
  2. Xác định ưu tiên và ưu tiên những nhu cầu thực sự.
  3. Không cần quản lý chi tiêu.
  4. Mua những thứ mình mong muốn.

Câu 2: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
  2. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.
  3. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.
  4. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Câu 3: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

  1. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
  2. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
  3. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
  4. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

Câu 4: Đâu không phải bước lập ngân sách cá nhân?

  1. Xác định khoản thu.
  2. Xác định mục tiêu cần tiết kiệm.
  3. Xác định các khoản chi thường xuyên, phát sinh.
  4. Xác định nhu cầu của cá nhân.

Câu 5: Đâu là việc nên làm để thực hiện kiểm soát thu, chi cá nhân?

  1. Lương bao nhiêu ăn bấy nhiêu.
  2. Không dự trù khoản tiết kiệm.
  3. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
  4. Thoải mái chi tiêu cho những việc mình thích.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải tầm quan trọng của thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Mang tính chất ép buộc, không thoải mái.
  2. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
  3. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí.
  4. Tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.

Câu 7: Việc làm nào sau đây không góp phần phát triển kinh tế gia đình?

  1. Dùng thoải mái nước, điện sinh hoạt trong nhà.
  2. Chi tiêu tiết kiệm, hợp lí.
  3. Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
  4. Dạy em học bài để bố mẹ không phải thuê gia sư.

Câu 8: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) thuộc loại tài chính cá nhân nào?

 

  1. Trung hạn.
  2. Ngắn hạn.
  3. Dài hạn.
  4. Vô thời hạn.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
  2. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
  3. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt.
  4. Giúp chi tiêu một cách thoải mái mà không cần tiết kiệm.

Câu 2: Anh Khánh có khoản thu nhập là 10 triệu đồng, anh phân chia số tiền đó vào khoản chi cho sinh hoạt cuộc sống là 6 triệu, còn 4 triệu anh đưa vào khoản tiết kiệm để hai năm nữa anh mua xe. Trong trường hợp này anh Khánh đã sử dụng hình thức kế hoạch chi tiêu nào sau đây?

  1. Ngắn hạn.
  2. Trung hạn.
  3. Dài hạn.
  4. Vô thời hạn.

Câu 3: Để phát triển kinh tế, gia đình Chi mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ và phân công mọi người giúp nhau bán hàng vào thời gian rảnh. Chi không thích bán hàng trực tiếp như vậy, nhưng cũng muốn tham gia phát triển kinh tế gia đình. Nếu là Chi, em sẽ làm gì?

  1. Nếu là Chi, em sẽ chăm chỉ làm việc nhà và phụ giúp gia đình những việc bản thân có thể làm được trong lúc bố mẹ bán hàng.
  2. Nếu là Chi, em sẽ chỉ tập trung vào việc học, còn việc bán hàng là công việc của bố mẹ.
  3. Nếu là Chi, em sẽ không tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, bố mẹ sẽ tự quyết định.
  4. Nếu là Chi, em sẽ đòi bán cùng bố mẹ để có thêm thu nhập, khoản thu riêng cho bản thân.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hoạt động nào sau đây nhằm phát triển kinh tế gia đình trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản?

  1. làm đất, làm cỏ, làm cây giống, thu hoạch, bảo quản,...
  2. tìm kiếm thức ăn, cho ăn, vệ sinh chuồng trại,...
  3. dệt vải, cắt chỉ, đóng gói,...
  4. dọn phòng, tiếp tân, giặt giũ,...

Câu 2: Anh Phúc đi làm công ăn lương, anh muốn việc chi tiêu tiền của bản thân được hợp lí, đồng thời có thêm khoản tiết kiệm cho tương lai. Trong trường hợp này, anh Phúc cần phải làm gì sau đây?

  1. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính.
  2. Nhờ người giữ hộ tiền lương.
  3. Chi tiêu thoải mái số tiền kiếm được.
  4. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay