Phiếu trắc nghiệm HĐTN 9 chân trời (bản 1) Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo (Bản 1). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(30 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về

  1. tinh thần, thể chất.
  2. tiền bạc.
  3. gia đình.
  4. bạn bè.

Câu 2: Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về

  1. tiền bạc.
  2. giao tiếp xã hội.
  3. mối quan hệ xã hội.
  4. sức khỏe tinh thần và thể chất.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

  1. Luôn cảm thấy vui vẻ.
  2. Thực hiện đúng lời hứa.
  3. Mất tập trung, hay quên.
  4. Lời nói đi đôi với việc làm.

Câu 4: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của

  1. học sinh lười học.
  2. cơ thể bị căng thẳng.
  3. học sinh chăm học.
  4. người trưởng thành.

Câu 5: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  1. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống.
  2. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.
  3. Tác động tiêu cực từ môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm).
  4. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

Câu 6: Đâu là cách thức tích cực để ứng phó căng thẳng?

  1. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
  2. Đập phá đồ đạc.
  3. Uống bia, rượu.
  4. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.

Câu 7: Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, đầu tiên chúng ta cần làm gì?

  1. Đối diện với vấn đề khiến bản thân thấy căng thẳng.
  2. Đề ra các biện pháp giải quyết dự kiến.
  3. Tạo cho bản thân một suy nghĩ tích cực.
  4. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.     

Câu 8: Ứng phó với tâm lý căng thẳng là gì?

  1. Cách con người né tránh và trốn khỏi những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách nhanh nhất.
  2. Cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.
  3. Cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách nhanh nhất.
  4. Cách con người đối diện hoặc né tránh những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách nhanh nhất.

Câu 9: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  1. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
  2. Tự tạo áp lực cho bản thân.
  3. Áp lực học tập, thi cử.
  4. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

  1. Trở nên dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.
  2. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.
  3. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.
  4. Tinh thần phấn khởi, vui tươi, tràn đầy năng lượng.

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải cách thức tích cực để ứng phó căng thẳng?

  1. Cố gắng có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.
  2. Trốn trong phòng để khóc.
  3. Thường xuyên gần gũi, hòa mình với thiên nhiên.
  4. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.

Câu 2: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?

  1. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
  2. Mình làm gì cũng thất bại!
  3. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!
  4. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

  1. Tinh thần phấn chấn, vui tươi, tràn đầy năng lượng.
  2. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.
  3. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
  4. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí?

  1. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần.
  2. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí.
  3. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
  4. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực.

Câu 5: Tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

  1. Được bố mẹ đưa đi du lịch.
  2. Gia đình không hạnh phúc.
  3. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
  4. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?

  1. Đối mặt và suy nghĩ tích cực.
  2. Vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.
  3. Yêu thương bản thân.
  4. Bi quan, chán nản và không dám đối mặt với sự thật.

Câu 7: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?

  1. Chẳng ai quan tâm tới mình.
  2. Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.
  3. Bạn bè không thích chơi với mình.
  4. Lần này mình được điểm thấp nên kì sau mình sẽ cố ôn bài kĩ hơn.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?

  1. Tác động xấu đến sức khỏe.
  2. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.
  3. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.
  4. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.

Câu 9: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tiêu cực?

  1. Lần sau mình sẽ không mắc lỗi như vậy nữa.
  2. Mọi người quan tâm đến mình theo những cách khác nhau.
  3. Bố mẹ chẳng bao giờ quan tâm tới mình cả.
  4. Mình cần tìm ra phương pháp học tập phù hợp để học tốt hơn.

Câu 10: Đâu là việc nên làm khi gặp phải áp lực trong cuộc sống?

  1. Uống bia, rượu để giải sầu.
  2. Thư giãn đầu óc bằng cách đọc những cuốn sách bổ ích.
  3. Làm việc thật nhiều để không suy nghĩ đến vấn đề đó.
  4. Âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.

Câu 11: Khi những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra ảnh hưởng nào sau đây?

  1. Con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần
  2. Con người rơi vào trạng thái sang chấn tâm lí, tuyệt vọng.
  3. Rèn luyện khả năng chịu đựng trước những khó khăn cuộc sống.
  4. Dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng và đưa ra những quyết định sai lầm.

Câu 12: Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. K đã rơi vào trạng thái nào sau đây

  1. Bị bạo lực học đường.
  2. Tâm lí căng thẳng.
  3. Tâm lí bi quan.
  4. Bị bạo lực gia đình.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân khách quan gây nên tâm lý căng thẳng nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây?

  1. Bạo lực học đường.
  2. Môi trường bị ô nhiễm.
  3. Bạo lực gia đình.
  4. Sự kì vọng của người thân.

 

Câu 2: H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người như thế nào?

  1. Biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
  2. May mắn và tự tin.
  3. Biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
  4. Rất coi trọng thành tích.

Câu 3: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  1. Vùi mình vào chơi game để quên nỗi buồn.
  2. Trốn trong phòng để khóc.
  3. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
  4. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.

Câu 4: Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong tình huống sau: Khi em vi phạm kỉ luật ở trường, cô giáo yêu cầu em đưa giấy mời phụ huynh đến để trao đổi.

  1. Đưa giấy mời cho bố mẹ và chủ động trình bày lỗi của mình với bố mẹ.
  2. Nhờ anh, chị em hoặc người thân quen đưa giấy mời cho bố mẹ.
  3. Khóc lóc, lo lắng, không biết làm như thế nào vì sợ nếu biết, bố mẹ sẽ la mắng.
  4. Giấu giấy mời đi và không nói với bố mẹ.

Câu 5: M đang là học sinh cuối cấp, áp lực thi cử thi vào trường công lập khiến M cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ cáu gắt, nhiều lần M bỏ trốn tiết đi chơi để giải tỏa căng thẳng. Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì?

  1. Nói chuyện M trốn học với bố mẹ M.
  2. Nói chuyện, chia sẻ và động viên M cố gắng đi học đầy đủ.
  3. Mặc kệ không quan tâm.
  4. Nói xấu M trước mặt bạn bè.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Gia đình P vừa chuyển đến một căn hộ chung cư. Cạnh nhà P có một bạn trẻ đam mê nhạc rock và đánh trống. P sang nhà bạn hàng xóm và nói: “Bạn đừng làm ồn nữa”. Bạn hàng xóm đáp: “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn đâu?”. Cứ thế, tiếng trống làm cho P khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, P tức giận hét to: “Sao khó chịu thế này!”. Theo em, điều gì kiến cho P trở nên nóng tính và dễ tức giận?

  1. Tiếng ồn từ nhà hàng xóm.
  2. P bị bạn bè xa lánh, kì thị.
  3. Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn.
  4. Kết quả học tập của P không cao.

Câu 2: A sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Một hôm, mẹ nói với A: “Bố bị tai nạn nên mẹ sẽ vào viện chăm sóc bố mỗi ngày, con nhé!”. A thương mẹ vất cả nên không dám xin tiền học. A luôn cảm thấy căng thẳng, mặc cảm, tự ti với các bạn trong lớp. Theo em, nguyên nhân nào khiến A cảm thấy căng thẳng?

  1. Kết quả học tập của A không cao.
  2. Gia đình A khó khăn, bố A mới bị tai nạn.
  3. Mẹ bắt A phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
  4. A bị bạn bè xa lánh, không muốn chơi chung.

Câu 3: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  1. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
  2. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
  3. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
  4. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay