Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Bậc của alcohol được tính bằng
A. Số nhóm –OH có trong phân tử
B. Bậc C lớn nhất có trong phân tử
C. Bậc của C liên kết với nhóm –OH
D. Số C có trong phân tử alcohol
Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng
A. Alcohol bậc III không bị oxi hóa bởi CuO ( hoặc O2, xt : Cu) nung nóng
B. Khả năng phản ứng este hóa của alcohol với acid giảm dần từ alcohol bậc I > bậc II > bậc III
C. Alcohol là acid yếu, tác dụng với dung dịch kiềm và làm đổi màu quỳ tím
D. Alcohol đa chức có 2 nhóm –OH đính với 2 nguyên tử C liền kề nhau hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành phức màu xanh lam
Câu 3: Phương pháp điều chế ethanol không dùng trong công nghiệp là
A. Cho hỗn hợp khí ethylene và hơi nước đi qua tháp chứa H3PO4
B. Cho ethylene tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng
C. Lên men đường glucose
D. Thủy phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm
Câu 4: Nói rượu 35o có nghĩa là
A. cứ 100 g dung dịch thì có 35 ml alcohol nguyên chất
B. cứ 65 ml nước thì có 35 ml alcohol nguyên chất
C. cứ 100 ml dung dịch thì có 35 ml alcohol nguyên chất
D. cứ 100 g dung dịch (alcohol và nước) thì có 35 g alcohol nguyên chất
Câu 5: Phản ứng đặc trưng của dẫn xuất halogen là
A. Phản ứng cộng hydrogen
B. Phản ứng thế nguyên tử halogen
C. Phản ứng cracking
D. Phản ứng reforming
Câu 6: Khi các dẫn xuất halogen tham gia phản ứng với dung dịch kiềm
A. Nguyên tử carbon bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành alcohol
B. Nguyên tử carbon bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành nước
C. Nguyên tử halogen bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành alcohol
D. Nguyên tử halogen bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành nước
Câu 7: Quy tắc tách Zaitsev được phát biểu như sau
A. Trong phản ứng tách hydrogen halide, nguyên tử carbon bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn
B. Trong phản ứng tách hydrogen halide, nguyên tử oxygen bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn
C. Trong phản ứng tách hydrogen halide, nguyên tử nitrogen bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn
D. Trong phản ứng tách hydrogen halide, nguyên tử halogen bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn
Câu 8: Ứng dụng của dẫn xuất halogen là
A. Sản xuất vật liệu polymer
B. Kích thích hoa quả nhanh chín
C. Sản xuất sulfuric acid
D. Làm nhiên liệu
Câu 9: Trong phân tử benzene, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá
A. sp
B. sp2
C. sp3
D. sp2d
Câu 10: Chất cấu tạo như sau có tên gọi là
A. o-xylene
B. m-xylene
C. p-xylene
D. 1,5-dimethylbenzene
Câu 11: Phản ứng của benzene với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa
A. HNO3 đậm đặc
B. HNO3 đặc/H2SO4 đặc
C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc
D. HNO2 đặc/H2SO4 đặc
Câu 12: Dãy đồng đẳng benzene có công thức chung là
A. CnH2n+2
B. CnH2n-2
C. CnH2n-4
D. CnH2n-6
Câu 13: Một đồng phân hình học dạng trans- khi
A. Mạch nhánh nằm ở cùng một phía của liên kết đôi
B. Mạch nhánh nằm ở hai phía khác nhau của liên kết đôi
C. Mạch chính nằm ở cùng một phía của liên kết đôi
D. Mạch chính nằm ở hai phía khác nhau của liên kết đôi
Câu 14: Điều kiện để có đồng phân hình học của alkene là
A. Mỗi nguyên tử carbon của liên kết đôi liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử khác nhau
B. Mỗi nguyên tử carbon của liên kết đôi liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử giống nhau
C. Các nguyên tử carbon trong phân tử liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử khác nhau
D. Các nguyên tử carbon trong phân tử liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử giống nhau
Câu 15: Gọi tên theo danh pháp thay thế của alkene và alkyne được tiến hành theo các bước sau
- Chọn mạch carbon dài nhất, có nhiều nhánh nhất và có chứa liên kết bội làm mạch chính
- Nếu alkene hoặc alkyne có nhánh thì cần thêm vị trí nhánh và tên nhánh trước tên của alkene và alkyne tương ứng với mạch chính
- Dùng chữ số (1, 2, 3,…) và gạch nối (-) để chỉ vị trí liên kết bội (nếu chỉ có một vị trí duy nhất của liên kết bội thì không cần)
- Đánh số sao cho nguyên tử carbon có liên kết bội có chỉ số nhỏ nhất (đánh số mạch chính từ đầu gần liên kết bội)
Thứ tự đúng là
A. (1) → (2) → (3) → (4)
B. (2) → (1) → (4) → (3)
C. (4) → (3) → (2) → (1)
D. (1) → (4) → (3) → (2)
Câu 16: ............................................
............................................
............................................