Phiếu trắc nghiệm Hoá học 6 chân trời Ôn tập Chủ đề 3: Oxygen và không khí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 3: Oxygen và không khí. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3 OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ( PHẦN 1)

Câu 1. : Nguồn năng lượng nào dưới đây khi được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất ?

  1. Gió
  2. Than đá
  3. Khí đốt
  4. Dầu mỏ

 

Câu 2. Khí oxygen cần thiết cho quá trình nào sau đây ?

  1. Hóa hơi
  2. Nóng chảy
  3. Cô đặc
  4. Hô hấp

 

Câu 3. Đâu là bệnh do ô nhiễm không khí gây ra ?

  1. Nước ăn chân tay
  2. Đau bụng, khó tiêu
  3. Đau xương khớp
  4. Hen suyễn, ung thư phổi

 

Câu 4. : Oxygen ở trạng thái gì khi nhiệt độ lạnh tới -90°C

  1. Khí
  2. Rắn
  3. Lỏng
  4. Lỏng và rắn

 

Câu 5. Để dập tắt đám cháy, những biện pháp được có thể sử dụng được

  1. Cung cấp thêm nhiệt
  2. Dùng tấm chăn to, dày có nhúng nước
  3. Dùng quạt
  4. Đổ nước

 

Câu 6. Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí?

  1. Xây dựng công viên cây xanh.
  2. Phát triển giao thông công cộng, thân thiện với môi trường, hạn chế phương tiện cá nhân.
  3. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.
  4. Phun nước rửa đường nhiều lần trong ngày.

 

Câu 7. Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

A.Oxigen

B.Nito

C.Cacbondioxit

D.Heli

Câu 8.  Khí nào sau đây là một trong những khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính?

  1. Oxygen.                             
  2. Hydrogen.
  3. Carbon dioxide.                   
  4. Nitrogen. 

Câu 9. Nguyên nhân không gây ô nhiễm không khí là do đâu?

  1. Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.

B.Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.

C.Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.

D.Khí do quá trình quanh hợp của cây.

 

Câu 10. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?

  1. Oxygen         
  2. Nitrogen
  3. Khí hiếm       
  4. Carbon dioxide

 

Câu 11. Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chân. Bạn An thắc mắc rằng:

Trong bình thép kia chứa khí gì?

  1. oxygen
  2. nitrogen
  3. carbon dioxide
  4. carbon mono

Câu 12. Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch không sinh ra khí nào sau đây?

  1. Carbon dioxide.                   
  2. Oxygen.
  3. Chất bụi.                             
  4. Nitrogen. 

 

Câu 13. Chất nào sau đây chiếm khoảng 21% thể tích không khí?

  1. A. Nitrogen.                             
  2. Oxygen.
  3. Sunfur dioxide                     
  4. Carbon dioxide. 

 

Câu 14. Ô nhiễm không khí không có tác hại gì đối với đời sống?

A.Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người

B.Làm trái đất nóng lên, khiến cho băng cực tan => gây nên nhiều lũ lụt, thiên tai

C.Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm

D.Làm cho các sinh vật sinh sôi, phát triển.

 

Câu 15. Cho biểu đồ dưới đây:

 

Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất?

  1. A. Luyện thép
  2. Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa
  3. Công nghiệp hóa chất
  4. Y khoa

Câu 16. Biểu hiện nào sau đây không phải của không khí bị ô nhiễm?

  1. Có mùi khó chịu.
  2. Giảm tầm nhìn.
  3. Sương mù giữa ban ngày
  4. Sương mai buổi sớm. 

 

Câu 17. Đâu không phải là biện pháp để phòng cháy trong gia đình?

  1. Phát hiện dây điện bị đứt hoặc hở cần tránh xa và báo cho người lớn biết (để tránh hỏa hoạn do chập điện).
  2. Tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình ga mini...
  3. Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động, các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra và sử dụng các thiết bị điện đúng kỹ thuật.
  4. Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas. 

 

Câu 18. Cách làm nào sau đây không giảm thiểu được tình trạng gây ô nhiễm không khí?

  1. Xây dựng các hệ thống xử lý khí thải gây ô nhiễm môi trường.
  2. Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải … do xây dựng.
  3. Trồng nhiều cây xanh.
  4. Tăng cường sử dụng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy 

Câu 19.  Nguyên nhân không gây ô nhiễm không khí là do đâu?

  1. Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.

B.Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.

C.Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.

D.Khí do quá trình quanh hợp của cây.

Câu 20. Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị đập tắt?

  1. Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
  2. Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
  3. Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21. Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hoá học?

  1. a) Nước sôi ở 100°C.
  2. b) Xăng cháy trong động cơ xe máy.
  3. c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.
  4. d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.
  5. e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị.
  6. a, b, c
  7. a, c, e
  8. c, d, e
  9. b, c, e 

 

Câu 22. Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  1. Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.
  2. Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.
  3. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.
  4. Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

 

Câu 23. Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

  1. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
  2. Quan sát màu sắc của hai khí đó.
  3. Ngửi mùi của hai khí đó.
  4. Dẫn từng khí vào cây nên đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm nến tắt là carbon dioxide.

Câu 24. Chất khí CO (cacbon monoxit) có trong thành phần loại khí nào sau đây?

A.Không khí.

B.Khí tự nhiên.

C.Khí dầu mỏ.

D.Khí lò cao.

Câu 25. Một phòng học có chiều dải 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.

Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.

  1. 336 m3 và 68,2 m3
  2. 67,2 m3 và 336 m3
  3. 336 m3 và 67,2 m3
  4. 33,6 m3 và 67,2 m3

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay