Phiếu trắc nghiệm Hoá học 6 chân trời Ôn tập Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5. CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT  (PHẦN 1)

Câu 1.  Khi tách vỏ lạc rang ra khỏi hạt, ta thường đổ hạt lạc trước quạt gió. Khi đó vỏ sẽ bị gió thổi bay do:

  1. Khối lượng vỏ nhẹ
  2. Tốc độ rơi nhỏ hơn
  3. Kích thích nhỏ
  4. Do vỏ có khối lượng bằng hạt

 

Câu 2. Sữa chua là hỗn hợp ở trạng thái gì ?

  1. Nhũ tương
  2. Dung dịch
  3. Huyền phù
  4. Lỏng 

 

Câu 3. Trong dung dịch nước đường thì :

  1. Nước là dung môi, đường là chất tan
  2. Nước đường là dung môi, đường là chất tan
  3. Đường và nước là chất tan
  4. Đường là dung môi, nước là chất tan

 

Câu 4. Cho các chất  sau : muối, đường, hạt tiêu, nến, thóc, dầu ăn. Chất nào tan được trong nước?

  1. Muối, đường,
  2. Muối, hạt tiêu
  3. Đường, dầu ăn
  4. Thóc, dầu ăn 

 

Câu 5. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:

(1) Nước sôi

(2) Muối ăn

(3) Sữa tươi

(4) Nhôm

(5) Nước chanh

  1. (2), (4), (5)
  2. (2), (3),(4)
  3. (2) , (5)
  4. (1)

 

Câu 6. Phương pháp lọc là:

  1. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  2. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  3. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  4. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

 

Câu 7. Chất tinh khiết được tạo ra từ

  1. một chất duy nhất.
  2. một nguyên tố duy nhất.
  3. một nguyên tử.
  4. hai chất khác nhau. 

 

Câu 8. Hình bên minh hoạ về việc sản xuất và thu hoạch muối. Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rối phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn.

 

Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?

  1. Làm lắng đọng muối.
  2. Lọc lấy muối từ nước biển.
  3. Làm bay hơi nước biển.
  4. Cô cạn nước

 

Câu 9. Không khí là

  1. chất tinh khiết.
  2. tập hợp các vật thể.
  3. hỗn hợp.
  4. tập hợp các vật chất. 

 

Câu 10. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng

dầu ăn ra khỏi nước?

  1. Lọc.
  2. Dùng máy li tâm.     
  3. Chiết.
  4. Cô cạn.

Câu 11. Hỗn hợp được tạo ra từ

  1. nhiều nguyên tử.
  2. một chất.
  3. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
  4. nhiều chất để riêng biệt.

 

Câu 12. Dựa vào tính chất nào có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp

  1. Tính chất vật lí.
  2. Tính chất hóa học.
  3. Tính chất sinh học.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 13. Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

  1. Không tan trong nước.
  2. Có vị ngọt, mặn, chua.
  3. Không màu, không mùi, không vị.
  4. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 14. Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì?

  1. Lọc
  2. Đun nóng
  3. Chiết
  4. Kết hợp Lọc và cô cạn

Câu 15. Hình ảnh dưới đây minh hoạ cho trạng thái nào của hỗn hợp?

 

  1. Dung dịch.
  2. Huyền phù.
  3. Nhũ tương.
  4. Hỗn hợp đồng nhất.

Câu 16. Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. Em sử dụng phương pháp nào sau đây để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp?

  1. Chiết
  2. Lọc    
  3. Cô cạn
  4. Lọc và cô cạn

 

Câu 17. Khi cho vôi sống vào nước, vôi sống phản ứng với nước được vôi tôi. Hỗn hợp vôi tôi và nước được gọi là

  1. dung dịch.
  2. chất tan.
  3. nhũ tương.
  4. huyền phù. 

 

Câu 18. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

  1. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  2. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
  3. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  4. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước đâu.

Câu 19. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết?

  1. Không màu, không mùi.                               
  2. Có nhiệt độ sôi nhất định.      
  3. Không tan trong nước.
  4. Lọc được qua giấy lọc.

 

Câu 20. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 96°C để hoá lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến đưới -183°C. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là:

  1. phương pháp lọc.
  2. phương pháp chiết.
  3. phương pháp cô cạn.
  4. phương pháp chưng phân đoạn.

 

Câi 21. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sôi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

  1. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.
  2. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.
  3. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.
  4. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc

Câu 22. Ngày nay, máy điều hoà nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình, nhà hàng và khách sạn sử dụng. Theo em, máy điều hoà nhiệt độ giúp tách những chất gì ra khỏi không khí?

  1. Các vi sinh vật gây hại       
  2. Bụi bẩn
  3. Hơi nước
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 23. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:

Nước suối, nước máy là:

  1. chất tinh khiết.         
  2. hỗn hợp
  3. nước máy là chất tinh khiết, nước suối là hỗn hợp.
  4. nước suối là chất tinh khiết, nước máy là hỗn hợp.

Câu 24. Vào dịp tết, mẹ bạn An làm mứt dừa cho cả nhà ăn. Khi cả nhà thưởng thức, bố An thấy mứt ngọt quá nên không muốn ăn vì bố bạn đang trong chế độ kiêng đường. Bạn An rất muốn tách bớt đường ra khỏi mứt dừa đã làm để bố có thể ăn được. Theo em, có cách nào để tách bớt đường từ mứt dừa đã làm không?

  1. A. Cho mứt vào nước để hoà tan bớt đường. Sau đó vớt mứt ra và rang khô lại.
  2. Cho mứt vào nước để hòa tan bớt đường. Sau đó lấy giấy lau khô miếng mứt.
  3. Cho mứt vào ngăn mát tủ lạnh. Làm mứt lạnh sẽ bớt ngọt hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 25. Cho các từ sau: chất tinh khiết; hỗn hợp; đồng nhất; không đồng nhất; oxygen; carbon dioxide. Xác định từ phù hợp để hoàn thành câu đưới đây bằng cách kéo thả đáp án vào chỗ trống

Nước uống có gas là một ............gồm đường, màu thực phẩm, hương liệu, chất bảo quản và khí .................tan trong nước, tạo thành hỗn hợp ....

 

  1. A. hỗn hợp- carbon dioxide- đồng nhất
  2. chất tinh khiết - oxygen- không đồng nhất
  3. hỗn hợp- oxygen- đồng nhất
  4. hỗn hợp- oxygen- không đồng nhất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay