Phiếu trắc nghiệm Hoá học 6 chân trời Ôn tập Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; Tính chất và ứng dụng của chúng (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; Tính chất và ứng dụng của chúng (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG ; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG ( PHẦN 1)

Câu 1. Nhiên liệu sinh học được hiểu là :

  1. Các chất phóng xạ được sử dụng trong các nhà máy năng lượng hạt nhân
  2. Nhiên liệu tự nhiên chỉ mất một thời gian ngắn có thể bổ sung được
  3. Nhiên liệu tự hình thành từ sự biến đổi của môi trường xung quanh
  4. Loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc thực vật

 

Câu 2. Sản phẩm nào chứa nhiều chất đạm

  1. Qủa cam
  2. Lúa mì
  3. Khoai lang
  4. Thịt lợn

 

Câu 3. Vật liệu nào dẫn điện tốt nhất

  1. Cao su
  2. Kim loại
  3. Vải
  4. Gỗ

 

Câu 4. Mía là nguyên liệu chính để sản xuất :

  1. Muối ăn
  2. Dầu ăn
  3. Ngũ vụ hương
  4. Đường ăn

 

Câu 5: Cho các nhiên liệu sau : Nến, khí than , củi, gas, sáp, xăng, cao su, gỗ, kim loại . Đâu là những nhiên liệu khí

  1. Nến, khí than
  2. Gas, khí than
  3. Nến , xăng
  4. Gỗ, cao su

 

Câu 6. Lương thực là:

  1. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất béo, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
  2. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất đạm, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
  3. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
  4. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn vitamin, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.

Câu 7. Nước biển là..... dùng để sản xuất muối ăn, muối ăn là.......

  1. nguyên liệu- nguyên liệu
  2. nguyên liệu-vật liệu
  3. vật liệu- vật liệu
  4. vật liệu- nguyên liệu

 

Câu 8. Quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi:

 

Phần chốt (chân cắm) của phích cắm điện được làm bằng vật liệu gì?

  1. Nhựa
  2. Đồng
  3. Gỗ
  4. Cao su

Câu 9. Để làm dây dẫn điện, người ra sử dụng kim loại đồng. Vì:

  1. kim loại đồng dẫn điện tốt.
  2. kim loại đồng dẻo, dễ uốn.
  3. kim loại đồng dẫn nhiệt tốt.
  4. kim loại đồng ít bị ăn mòn.

Câu 10. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

  1. Cây lúa.                                       
  2. Cây ngô.
  3. Cây lúa mì.                                   
  4. Cây nho. 

Câu 11. Đá vôi được dùng để sản xuất:

  1. đá ốp lát
  2. xi măng
  3. tượng đá mĩ nghệ     
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12.  Lợi ích nào không phải là lợi ích của sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả?

  1. Tránh cháy nổ, gây nguy hiểm đến người và tài sản.
  2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  3. Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.
  4. Tăng lượng carbon dioxide thải vào môi trường.

Câu 13. Dãy nào sau đây gồm các vật dụng được làm từ kim loại:

  1. chiếc thìa, nồi, chìa khóa.
  2. nồi, rổ, chai.
  3. chìa khóa, ốp điện thoại, bàn học.
  4. muôi nhôm, chìa khóa, gấu bông.

Câu 14. Nhận định nào sau đây, nói đúng về lương thực:

  1. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất đạm
  2. Lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein ( chất đạm), Lipid (chất béo), calcium, Phosphorus, các vitamine nhóm B (B1,B2…) và các khoáng chất.
  3. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn calcium, Phosphorus, các vitamine nhóm B (B1,B2…)
  4. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn Lipid (chất béo)

Câu 15. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là

A.vật liệu.

B.nhiên liệu.

C.nguyên liệu

D.vật liệu hoặc nguyên liệu. 

Câu 16. Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường:

  1. Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.
  2. Gây ô nhiễm nguồn nước.
  3. Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

 

Câu 17.  Việc làm nào sau đây góp phần sử dụng hiệu quả nhiên liệu?

  1. Vặn gas thật to khi đun nấu.
  2. Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong.
  3. Xếp khít củi vào nhau khi nhóm bếp.
  4. Không vệ sinh kiềng bếp và mặt bếp gas sau khi đun nấu. 

Câu 18. Từ thực tế cùng với việc tìm hiểu thông tin qua sách báo và internet, em hãy cho biết cách sử dụng đồ vật bằng nhựa an toàn?

  1. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng nước uống, thực phẩm hay thức ăn.
  2. Không sử dụng các loại hợp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao.
  3. Hạn chế cho trẻ em chơi đồ chơi làm bằng nhựa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19. Nhận định nào sau đây là sai?

  1. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
  2. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
  3. Nhiên liệu rắn gồm than đá, củi, nến, sáp …
  4. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.

Câu 20. Tác nhân làm thực phẩm bị hỏng là:

  1. Vi khuẩn
  2. Nấm mốc
  3. Nấm trắng
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

Câu 21. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

  1. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
  2. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
  3. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
  4. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Câu 22. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  1. Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.
  2. Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, thép,…
  3. Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân.
  4. Tất cả các đáp án đều đúng.

 

Câu 23. Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường:

  1. Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.
  2. Gây ô nhiễm nguồn nước.
  3. Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

 

Câu 24. Theo em, việc xây hầm thu chất thải sản xuất biogas đem lại những lợi ích gì?

A.Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

B.Tiêu diệt mầm bệnh gây hại. Nếu chất thải động vật thái trực tiếp ra môi trưởng sẽ phát tán nhiều mầm bệnh

C.Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống, tiết kiệm tiến mua nhiên liệu, bị để hạn chế mùi hội cần loại bỏ một số khí có mùi hôi trong thành phần  của biogas.

D.Cả 3 đáp án trên

Câu 25. Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để khai thác an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững?

  1. A. Khai thác nguyên liệu triệt để.
  2. Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.
  3. Kiểm soát, xử lí chất thải, bảo vệ môi trường.
  4. Khai thác một cách khoa học, tiết kiệm và có giới hạn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay