Trắc nghiệm bài 9: Oxygen

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Oxygen. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 9: Oxygen
Trắc nghiệm bài 9: Oxygen

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Đâu là đặc điểm tính chất vật lí của oxygen

A. Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị.

 B. Ở điều kiện thường, oxygen ở thể lỏng, không màu, mùi sốc, không vị. 

C. Ở điều kiện thường, oxygen ở thể rắn, không màu, không mùi, không vị. 

D. Ở điều kiện thường, oxygen tồn tại ở thế khí, không màu, không mùi, có vị ngọt.

 

Câu 2. Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

A.Oxigen

B.Nito

C.Cacbondioxit

D.Heli

 

Câu 3. Thợ lặn đeo bình có khi gì khi lặn xuống biển? 

A. Khí oxygen    

B. Khí nitrogen 

C. Khí carbon dioxit   

D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 4. Muốn có ngọn lửa phải có đủ đồng thời 3 yếu tố nào sau đây: 

A. Nhiệt, oxygen và nitrogen. 

B. Chất đốt, nhiệt và nitrogen. 

C. Chất đốt, nhiệt và oxygen. 

D. Nhiệt, oxygen và carbon dioxide

 

Câu 5. Nguyên nhân không gây ô nhiễm không khí là do đâu?

A. Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.

B.Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.

C.Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.

D.Khí do quá trình quanh hợp của cây.

 

Câu 6. Ở điều kiện thường, khí oxygen có màu gì? 

A. xanh nhạt       

B. không màu 

C. vàng nhạt 

D. màu hồng

 

Câu 7. Đâu không phải là vai trò của không khí đối với sự sống?

A.Gây ô nhiễm môi trường

B.Cung cấp nito giúp cây cối phát triển nhanh

C.Không khí giúp điều hòa khí hậu.

D.Cung cấp sự sống, sự cháy cho vạn vật

 

Câu 8. Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

A.15%

B.30%

C.79%

D.21% 

 

Câu 9. Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chân. Bạn An thắc mắc rằng:

Trong bình thép kia chứa khí gì? 

A. oxygen 

B. nitrogen 

C. carbon dioxide 

D. carbon mono

 

Câu 10. Ô nhiễm không khí không có tác hại gì đối với đời sống?

A.Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người

B.Làm trái đất nóng lên, khiến cho băng cực tan => gây nên nhiều lũ lụt, thiên tai

C.Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm

D.Làm cho các sinh vật sinh sôi, phát triển.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Khí oxygen không tan trong nước. 

B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh. 

C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị. 

D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy

 

Câu 2. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất ghi lại được là -89 C, khi đó oxygen ở thể gì? 

A. Rắn 

B. Lỏng 

C. Khí      

D. Lỏng và rắn

 

Câu 3. Điều nào không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

A.Trồng nhiều cây xanh trong khu mình đang sống

B. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về ý thức bảo vệ không khí

C. Hạn chế đi xe máy, ô tô thay vào đó có thể đi xe đạp hoặc xe bus, ..

D. Xả rác bừa bãi

 

Câu 4. Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn

Chất nào đã duy trì sự cháy của các tờ giấy vụn? 

A. oxygen 

B. nitrogen 

C. carbon dioxide 

D. carbon monoxide

 

Câu 5. Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào? 

A. Cách li chất cháy với oxygen. 

B. Hạ nhiệt độ vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. 

C. Dội nhiều nước vào vật cháy. 

D. Đáp án A và B đúng.

 

Câu 6. Cho biểu đồ dưới đây:

 

Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất? 

A. Luyện thép 

B. Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa

C. Công nghiệp hóa chất

D. Y khoa

 

Câu 7. Khí oxygen cần thiết cho quá trình nào sau đây? 

A. Đông đặc. 

B. Hô hấp. 

C. Nóng chảy.

D. Quang hợp.

 

Câu 8.  Nguyên nhân không gây ô nhiễm không khí là do đâu?

A. Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.

B.Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.

C.Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.

D.Khí do quá trình quanh hợp của cây.

 

Câu 9. Khi đốt bếp than, bếp lò, muốn ngọn lửa cháy to hơn, ta thường thổi hoặc quạt mạnh vào bếp. Đúng hay Sai?

A. Đúng

B, Sai

 

Câu 10. Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất nào? 

A. Khí oxygen tan trong nước. 

B. Khí oxygen ít tan trong nước. 

C. Khí oxygen khó hóa lỏng. 

D. Khí oxygen nhẹ hơn nước.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. 

B. Quan sát màu sắc của hai khí đó. 

C. Ngửi mùi của hai khí đó. 

D. Dẫn từng khí vào cây nên đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm nến tắt là carbon dioxide.

 

Câu 2. Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị đập tắt?

A. Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt. 

B. Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí carbon monoxide. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt. 

C. Chất từ bình cứu hoả phun vào đám cháy là bọt khí nitrogen. Chất này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt. 

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3. Một phòng học có chiều dải 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.

Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó. 

A. 336 m3 và 68,2 m3 

B. 67,2 m3 và 336 m3

C. 336 m3 và 67,2 m3

D. 33,6 m3 và 67,2 m3

 

Câu 4. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

A. 50760 L 

B. 68250 L 

C. 8736 L 

D. 13650 L

 

Câu 5. Khi đốt cháy 1L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng

Thể tích khí carbon dioxide sinh ra là: 

A. 4760 L 

B. 8250 L 

C. 8736 L 

D. 13650 L

 

4. VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)

Câu 1. Một phòng học có chiều dải 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.

Em hãy tính thể tích khí oxygen cần dùng cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen.

A. 72 lít

B. 3,6 m3 

C. 3600 m 3

D. 72 m3

 

Nung potassium permanganate (KMnO ) trong ống nghiệm (xem hình dưới đây), phản ứng sinh ra khí oxygen. Khí được dẫn vào một ống nghiệm chứa đầy nước. Khí oxygen đẩy nước ra khỏi ống nghiệm.

Câu 2. Khí thu được trong ống nghiệm có màu gì?  

A. Màu xanh nhạt 

B. Màu vàng       

C. Màu hồng 

D. Không màu

 

Câu 3. Khi nào thì biết được ống nghiệm thu khí oxygen đã chưa đầy khí?

A. Khi nước bị đẩy hết ra khỏi ống nghiệm là ống đã đẩy khí oxygen. 

B. Khi trong nước trong chậu thủy tinh có bọt khí. 

C. Khi potassium permanganate (KMnO ) trong ống nghiệm phản ứng hết. 

D. Tất cả các đáp án trên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay