Trắc nghiệm bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất
Trắc nghiệm bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất

 

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Chất không có lẫn chất nào khác?

A. Hỗn hợp đồng nhất

B. Chất tinh khiết

C. Hỗn hợp không đồng nhất

D. Hỗn hợp

 

Câu 2. Chất tinh khiết được tạo ra từ

A. một chất duy nhất.

B. một nguyên tố duy nhất.

C. một nguyên tử.

D. hai chất khác nhau. 

 

Câu 3. Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất không giống nhau ở mọi vị trí trong hỗn hợp

A. Hỗn hợp đồng nhất

B. Hỗn hợp không đồng nhất

C. Chất tinh khiết

D. Hỗn hợp

 

Câu 4. Không khí là

A. chất tinh khiết.

B. tập hợp các vật thể.

C. hỗn hợp.

D. tập hợp các vật chất. 

 

Câu 5. Chất nào tan tốt nhất trong nước nóng?

A. Chất lỏng. 

B. Chất khí.

C. Chất rắn và chất khí tan tốt như nhau, chất lỏng tan kém nhất.

D. Chất rắn.

 

Câu 6. Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.

B. một chất.

C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

D. nhiều chất để riêng biệt.

 

Câu 7. Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.

B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

C. thay đổi.

D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi

 

Câu 8. Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.

B. Có vị ngọt, mặn, chua.

C. Không màu, không mùi, không vị.

D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

 

Câu 9. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước muối.

B. Hỗn hợp nước đường.

C. Hỗn hợp nước và rượu.

D. Hỗn hợp cát và nước.

 

Câu 10. Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

A. dung dịch.

B. huyền phù.

C. nhũ tương.

D. chất tinh khiết. 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Hình ảnh dưới đây minh hoạ cho trạng thái nào của hỗn hợp?

 

A. Dung dịch. 

B. Huyền phù. 

C. Nhũ tương. 

D. Hỗn hợp đồng nhất.

 

Câu 2. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là:

A.áo sơ mi.

B.bút chì.

C.đôi giày.

D.viên kim cương.

 

Câu 3. Cho các từ:  nhũ tương; huyền phù; dung dịch; sương; bụi; bọt. Chọn từ phù hợp điền vào các số tử (2) đến (6) trong sơ đồ dưới đây

 

A. (2) huyền phù; (3) dung dịch; (4) bọt; (5) bụi; (6) sương. 

B. (2) nhũ tương; (3) huyền phù; (4) bọt; (5) bụi; (6) sương.

C. (2) huyền phù; (3) dung dịch; (4) bọt; (5) sương; (6) bụi. 

D. (2) nhũ tương; (3) bọt; (4) dung dịch; (5) bụi; (6) sương.

 

Câu 4. Khi cho vôi sống vào nước, vôi sống phản ứng với nước được vôi tôi. Hỗn hợp vôi tôi và nước được gọi là

A. dung dịch.

B. chất tan.

C. nhũ tương.

D. huyền phù. 

 

Câu 5. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục. 

B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi.

C. Nước cất không vị, nước tự nhiên có vị.

D. Nước cất có một chất, nước tự nhiên có nhiều chất.

 

Câu 6: Khi cho bột gạo vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. nhũ tương.                           

B. huyền phù.

C. dung dịch.                           

D. dung môi. 

 

Câu 7. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết?

A. Không màu, không mùi.                               

B. Có nhiệt độ sôi nhất định.      

C.  Không tan trong nước.

D. Lọc được qua giấy lọc.

 

Câu 8. Khi cho dầu ăn vào nước khuấy đều ta được

A. nhũ tương.                           

B. huyền phù.

C. dung dịch.                           

D. dung môi.

 

Câu 9. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:

A.màu sắc của chất.

B.thể của chất.

C.mùi vị của chất.

D.số chất tạo nên. 

 

Câu 10.  Sữa magie được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

A. Dung dịch.

B. Nhũ tương.

C. Huyền phù.

D. Hỗn hợp đồng nhất.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

A.dung dịch.

B.huyền phù.

C.nhũ tương.

D.hồn hợp đồng nhất.

 

Câu 2. Hằng năm vào mùa lũ, Đồng bằng sông Cửu Long được bù đắp một lượng phù sa rất lớn. Phù sa này có phải là một dạng huyền phù không?

A. Có

B. Không

 

Câu 3. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:

Nước suối, nước máy là: 

A. chất tinh khiết.          

B. hỗn hợp

C. nước máy là chất tinh khiết, nước suối là hỗn hợp. 

D. nước suối là chất tinh khiết, nước máy là hỗn hợp.

 

Câu 4. Đun nước lấy từ tự nhiên và nước lấy từ máy lọc, nước nào khi đun sẽ ít bị cặn hơn? 

A. Nước tự nhiên ít bị cặn hơn. 

B. Nước từ máy lọc ít bị cặn hơn.

C. Cả 2 nước đều có cặn như nhau. 

D. Tất cả các đáp án đều sai

 

Câu 5. Tính chất của nước khoáng có thể thay đổi hay không? Tại sao? 

A. Không. Vì nước khoáng là chất tinh khiết nên có tính chất nhất định. 

B. Không. Vì nước khoáng là hỗn hợp nên tính chất không thay đổi.

C. Có. Vì nước khoáng là hỗn hợp nên tính chất sẽ thay đổi tùy thuộc vào thành phần có trong nước khoáng

D. Có. Vì nước khoáng là chất tinh khiết nên tính chất có thể thay đổi

 

4. VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)

Câu 1. Cho các từ sau: chất tinh khiết; hỗn hợp; đồng nhất; không đồng nhất; oxygen; carbon dioxide. Xác định từ phù hợp để hoàn thành câu đưới đây bằng cách kéo thả đáp án vào chỗ trống

Nước uống có gas là một ............gồm đường, màu thực phẩm, hương liệu, chất bảo quản và khí .................tan trong nước, tạo thành hỗn hợp ....

 

A. hỗn hợp- carbon dioxide- đồng nhất

B. chất tinh khiết - oxygen- không đồng nhất

C. hỗn hợp- oxygen- đồng nhất

D. hỗn hợp- oxygen- không đồng nhất

 

Câu 2. Trên một số bình nước khoáng thường có dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết”. Bạn Ngân nói rằng ghi như vậy là không hợp lý. Theo em, bạn Ngân nói đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

 

Câu 3. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:

Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm. 

A. Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm. 

B. Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn

C. Dùng nước rửa chén, bát để cọ ấm. 

D. Dùng nước nóng để cặn tan ra

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay