Trắc nghiệm bài 5: Đo chiều dài

Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Đo chiều dài. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 5: Đo chiều dài
Trắc nghiệm bài 5: Đo chiều dài
Trắc nghiệm bài 5: Đo chiều dài
Trắc nghiệm bài 5: Đo chiều dài
Trắc nghiệm bài 5: Đo chiều dài
Trắc nghiệm bài 5: Đo chiều dài
Trắc nghiệm bài 5: Đo chiều dài

A. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. km.

B. cm.

C. mm.

D. m.

 

Câu 2. Giới hạn đo của thước là:

A. 1m.

B. Độ dài giữa hai vạch chỉ liên tiếp trên thước.

C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

D. Cả ba câu trên đều sai.

 

Câu 3. Độ chia nhỏ nhất của một thước là:

A. Số nhỏ nhất ghi trên thước.

B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.

C. Độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.

D. Độ lớn nhất ghi trên thước.

 

Câu 4. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là:

A. m.

B. dm2.

C. cm.

D. mm.

 

Câu 5. Đơn vị đo chiều dài của một vật là:

A. m2.

B. m.

C. kg.                                               

D. l.

 

Câu 6. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.

C. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1mm.

D. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch có in số liên tiếp của thước.

 

Câu 7.  Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?

A. Thước thẳng, thước dây, thước đo độ.

B. Thước kẹp, thước cuộn, thước dây.

C. Compa, thước mét, thước đo độ.

D. Thước kẹp, thước thẳng, compa.

Câu 8.  Để đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào?

A. Bình tràn.

B. Bình chứa.

C. Bình chia độ.

D. Cả 3 bình trên đều được.

 

Câu 9. Giới hạn đo của bình chia độ là:

A. Giá trị lớn nhất ghi trên bình.

B. Giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.

C. Thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.

 

Câu 10. Chọn câu trả lời đúng. Thuật ngữ “Tivi 24inch” dùng để chỉ:

A. Đường chéo của màn hình tivi.

B. Chiều rộng của màn hình tivi.

C. Chiều cao của màn hình tivi.

D. Chiều rộng của cái tivi.

 

B. THÔNG HIỂU (12 câu)

 

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng. Một inch bằng:

A. 2,54m.

B. 1dm.

C. 2,54cm.

D. 1cm.

 

Câu 2. 1 phân bằng:

A. 1mm.

B. 1cm.

C. 1dm.

D. 1m.

 

Câu 3. 1 mét bằng bao nhiêu milimét?

A. 1000mm.

B. 10cm.

C. 100dm.

D. 100mm.

 

Câu 4. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

A. 1 m3 = 100l.

B. 1mL = 1 cm3.

C. 1 dm3 = 0,1 m3.

D. 1 dm3 = 1000 mm3.

 

Câu 5. Hãy chỉ ra GHĐ và ĐCNN của thước đo trong hình dưới đây:

A. GHĐ: 10cm, ĐCNN: 2cm.

B. GHĐ: 10cm, ĐCNN: 0,5cm.

C. GHĐ: 10cm, ĐCNN: 0,2cm.

D. GHĐ: 10cm, ĐCNN: 0,5dm.

 

Câu 6. Khi dùng thước thẳng và compa để đo đường kính ngoài của miệng cốc và đường kính trong của cốc, kết quả nào là đúng?

A. Đường kính ngoài 2,3cm; đường kính trong 2,2cm.

B. Đường kính ngoài 2,1cm; đường kính trong 1,8cm.

C. Đường kính ngoài 2,5cm; đường kính trong 2,3cm.

D. Đường kính ngoài 2,0cm; đường kính trong 1,8cm.

 

Câu 7. Khi dùng thước để đo một vật e cần phải:

A. Biết GHĐ và ĐCNN.

B. Ước lượng độ dài của vật cần đo.

C. Chọn thước đo thích hợp cho vật cần đo.

D. Thực hiện cả 3 yêu cầu trên.

 

Câu 8. Thợ may dùng thước nào sau đây để đo cho khách hàng?

A. Thước dây có GHĐ 1,5m; ĐCNN 0,5cm.

B. Thước dây có GHĐ 10m; ĐCNN 1cm.

C. Thước dây có GHĐ 30cm; ĐCNN 0,1cm.

D. Thước dây có GHĐ 1m; ĐCNN 0,5cm.

 

Câu 9. Lựa chọn loại thước nào trong hình phù hợp để đo chiều rộng phòng học?

A. Thước kẻ.

B. Thước cuộn.

C. Thước dây.

D. Thước kẹp.

 

Câu 10. Lựa chọn loại thước nào trong hình phù hợp để đo vòng eo con người?

A. Thước kẻ.

B. Thước cuộn.

C. Thước dây.

D. Thước kẹp.

 

Câu 11. Lựa chọn loại thước nào trong hình phù hợp để đo đường kính trong của miệng một các cốc hình trụ?

A. Thước kẻ.

B. Thước cuộn.

C. Thước dây.

D. Thước kẹp.

 

Câu 12. Cho các bước đo độ dài gồm:

(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp

(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước

(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?

A. (2), (1), (5), (3), (4).

B. (3), (2), (1). (4), (5).

C. (2), (1), (3), (4), (5).

D. (2), (3), (1), (5), (4).

 

C. VẬN DỤNG (6 câu)

 

Câu 1. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ:

A. Bình chia độ.

B. Bình chia độ, bình tràn.

C. Bình chứa.

D. Cả B và C.

 

Câu 2. Khi dùng thước thẳng để đo chiều dài một tấm gỗ, ba học sinh đã có cách đặt mắt để đọc nhanh kết quả đo (hình vẽ). Học sinh nào đã có cách đặt mắt đọc kết quả đo đúng?

A. Bạn 1.

B. Bạn 2.

C. Bạn 3.

D. Bạn 4.

 

Câu 3. Quan sát hình vẽ và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào cho đúng:

A. Hình A.

B. Hình B.

C. Hình C.

D. Cả 3 hình đều đúng.

 

Câu 4. Một bình chia độ đang chứa nước ở vạch ngang 70cm3, người ta đổ thêm 5cm3 nước vào. Tổng thể tích nước trong bình là:

A. 80cm3.

B. 75cm3.

C. 92cm3.

D. 68cm3.

 

Câu 5. Nguời ta đổ một lượng nước vào bình chia độ như hình vẽ. Thể tích nước trong bình là:

A. 200ml.

B. 220ml.

C. 230ml.

D. 240ml.

 

Câu 6. Cho bình chia độ như hình vẽ. GHĐ và ĐCNN trong bình lần lượt là:

A. 100cm3 và 5cm3.

B. 50cm3 và 5cm3.

C. 100cm3 và 10cm3.

D. 100cm3 và 2cm3.

 

D. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

 

Câu 1. Inch là một trong các đơn vị đo chiều dài của Anh. Khi mua tivi, người ta nói tivi 17 inch nghĩa là đường chéo màn hình là 17inch. Biết 1inch = 2,54cm. Nếu bố của Bình mua một chiếc tivi 25inch, thì có nghĩa đường chéo màn hình là:

A. 53,3cm.

B. 533mm.

C. 5,33m.

D. Cả A,B,C đều sai.

 

Câu 2. Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19inch. Đường chéo của màn hình đó có kích thước:

A. 48,26mm.

B. 4,826mm.

C. 48,26cm.

D. 48,26dm.

 

Câu 3. Chọn bình chia có độ chia phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích một lượng chất lỏng còn gần đầy 0,3 lít.

A. Bình 30ml có ĐCNN 2ml.

B. Bình 500ml có ĐCNN 5ml.

C. Bình 300ml có ĐCNN 1ml.

D. Bình 0,3l có ĐCNN 10ml.

 

Câu 4. Trên thước dây của một người thợ may có in chữ cm ở đầu thước, số bé nhất và lớn nhất trên thước là 0 và 150. Từ vạch số 1 đến vạch số 2 người ta đếm có tất cả 11 vạch chia. Giới hạn chia và độ chia nhỏ nhất của thước lần lượt là:

A. 150cm; 1cm.

B. 150cm; 1mm.

C. 150mm; 0,1mm.

D. 150mm; 1cm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay