Trắc nghiệm bài 42: Biến dạng của lò xo

Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 42: Biến dạng của lò xo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 42: Biến dạng của lò xo
Trắc nghiệm bài 42: Biến dạng của lò xo
Trắc nghiệm bài 42: Biến dạng của lò xo
Trắc nghiệm bài 42: Biến dạng của lò xo
Trắc nghiệm bài 42: Biến dạng của lò xo
Trắc nghiệm bài 42: Biến dạng của lò xo
Trắc nghiệm bài 42: Biến dạng của lò xo

A. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1.  Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?

A. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.

B. Khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau ngắn hơn chiều dài ban đầu.

C. Lực đàn hồi của lò xo có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.

D. Độ biến dạng của lò xo là độ dãn của lò xo. 

 

Câu 2. Lò xo thường được làm bằng những chất nào?

A. Thép.

B. Chì.

C. Nhôm.

D. Cả 3 loại trên.

 

Câu 3. Giả sử một chiếc lò xo có chiều dài ban đầu là l0, khi chịu tác dụng của một lực, chiều dài lò xo là l1 (l1>l0). Độ biến dạng của lò xo khi đó là:

A. l

B. l0

C. l0 – l1

D. l1 – l0

 

Câu 4. Đơn vị của độ biến dạng của lò xo là?

A. Đơn vị đo của thể tích.

B. Đơn vị đo của độ dài.

C. Đơn vị đo của khối lượng.

D. Đơn vị đo của lực.

 

Câu 5. Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức:

A. 

B. 

C. 

D. 

 

Câu 6. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với…

A. Độ biến dạng của lò xo.

B. Độ cứng của lò xo.

C. Khối lượng vật treo.

D. Độ cao vật treo.

 

Câu 7. Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi?

A. Sợi dây cao su.

B. Quyển sách.

C. Hòn bi.

D. Cái bàn.

 

Câu 8. Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi?

A. Quả bóng đá bay đập vào tường nảy lại.

B. Tờ giấy bị kéo cắt đôi.

C. Cục phấn rơi từ trên cao xuống vỡ thành nhiều mảnh.

D. Cái lò xo bị kéo dãn không về được hình dạng ban đầu.

 

Câu 9. Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi?

A. Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại.

B. Que nhôm bị uốn cong.

C. Dây cao su được kéo căng ra.

D. Quả bóng cao su đập vào tường.

 

Câu 10 . Phát biểu nào sau đây không đúng về lực đàn hồi?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng.

B. Lực đàn hồi ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.

C. Lực đàn hồi luôn là lực kéo.

D. Lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.

 

Câu 11. Câu nào sau đây là đúng?

A. Lực căng của dây chính là lực đàn hổi.

B. Lực đàn hồi có thể là lực kéo hoặc lực nén.

C. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi.

D. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 12. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Khi có tác dụng lực lên lò xo thì lò xo… Khi lực thôi tác dụng thì lò xo…

A. dãn ra, ngắn lại.

B. biến dạng, tự trở về hình dạng ban đầu.

C. biến dạng, ngắn lại.

D. nén lại, dài ra.

 

Câu 13. Lò xo thường được làm bằng thép là do chúng:

A. Đàn hồi tốt.

B. Có độ cứng cao.

C. Dẫn nhiệt tốt.

D. Dễ mất tính dàn hồi.

 

B. THÔNG HIỂU (8 câu)

 

Câu 1. Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì

A. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.

B. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.

C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.

D. Lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.

 

Câu 2. Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì lo xo dãn ra như hình vẽ. So sánh các khối lượng m1, m2, m3.

A. m1 > m2 > m3.

B. m1 = m2 = m3.

C. m1 < m2 < m3.

D. m2 > m1 > m3.

 

Câu 3. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?

A. 2 cm.

B. 3 cm.

C. 4 cm.

D. 1 cm.

 

Câu 4. Lò xo không bị biến dạng khi:

A. Dùng tay nâng lò xo lên.

B. Dùng tay kéo dãn lò xo.

C. Dùng tay ép chặt lò xo.

D. Cả B và C đều đúng.

 

Câu 5. Dùng hai tay kéo hai đầu của lò xo. Khi đó, lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực:

A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

C. Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn.

D. Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn.

 

Câu 6. Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực:

A. Lò xo luôn trở về hình dạng ban đầu.

B. Lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu.

C. Lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu.

D. Cả ba phương án trên đều sai.

 

Câu 7. Dùng tay kéo dãn lò xo, thấy lò xo tác dụng lại tay một lực. Lực này được gọi là:

A. Lực cản của lò xo.             

B. Lực hấp dẫn của lò xo.                 

C. Lực đàn hồi của lò xo.                 

D. Cả ba phương án trên đều sai.

 

Câu 8. Khi nói về lực đàn hồi của lò xo, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi có phương dọc theo trục lò xo.

B. Trong giới hạn, lực đàn hồi luôn tỉ lệ thuận với độ biến dạng.

C. Lực đàn hồi có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.

D. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.

 

C. VẬN DỤNG (4 câu)

 

Câu 1. Để lò xo dài thêm 1,5cm thì cần treo vào lò xo bao nhiêu quả nặng?

 

A. 1 quả nặng.

B. 2 quả nặng.

C. 3 quả nặng.

D. 4 quả nặng.

 

Câu 2. Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.

A. 3cm.

B. 8cm.

C. 10cm.

D. 12cm.

 

Câu 3. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

A. 6cm.

B. 10cm.

C. 24cm.

D. 26cm.

 

Câu 4. Treo một quả cân 100g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2. Nếu treo thêm quả cân 50g vào thì kim của lực kế chỉ vạch thứ bao nhiêu?

A. Vạch thứ 2.

B. Vạch thứ 3.

C. Vạch thứ 4.

D. Vạch thứ 5.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo vào lò xo trong trường hợp này?

A. 250g.

B. 150g.

C. 300g.

D. 200g.

 

Câu 2. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm. Nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?

A. 15cm.

B. 14cm.

C. 13,5cm.

D. 13cm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay