Trắc nghiệm bài 8: Đo nhiệt độ

Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Đo nhiệt độ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 8: Đo nhiệt độ

A. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1. Nhiệt độ là :

A. Là số đo độ nóng cuả một vật.

B. Là số đo độ lạnh cuả một vật.

C. Là số đo độ nóng, lạnh của nhiệt kế.

D. Cả A và B.

 

Câu 2. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là :

A. Độ Celsius.

B. Độ Fahrenheit.

C. Độ Delisle.

D. Độ Kelvin.

 

Câu 3. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?

A. Nhiệt kế.

B. Tốc kế.

C. Cân.

D. Đồng hồ.

 

Câu 4. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… .

A. (1) nóng – lạnh; (2) cao.

B. (1) nóng – lạnh; (2) thấp.

C. (1) nhiệt độ; (2) cao.

D. (1) nhiệt độ; (2) thấp.

 

Câu 5. Chọn đáp án đúng :

A. Tốc kế dùng để đo nhiệt độ.

B. Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.

C. Nhiệt kế dùng để đo tốc độ.

D. Đồng hồ kế dùng để đo nhiệt độ.

 

Câu 6. Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để :

A. Đo nhiệt độ cơ thể người.

B. Đo nhiệt độ không khí.

C. Đo nhiệt độ phòng.

D. Đo độ ẩm.

 

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng :

A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

B. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích của chất lỏng thay đổi.

C. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

D. Độ giãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là giống nhau.

 

Câu 8.  Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, khoảng cách giữa nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi được chia làm bao nhiêu phần bằng nhau?

A. 98 phần.

B. 99 phần.

C. 100 phần.

D. 101 phần.

 

Câu 9. Hiện tượng nào sau đây được dùng làm cơ sở chế tạo dụng cụ đo nhiệt độ?

A. Hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất khí.

B. Hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

C. Hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất rắn.

D. Hiện tượng co vì nhiệt của chất lỏng.

 

B. THÔNG HIỂU (12 câu)

 

Câu 1. Để đo nhiệt độ cơ thể người ta nên dùng nhiệt kế nào?

A. Nhiệt kế y tế.

B. Nhiệt kế rượu.

C. Nhiệt kế điện tử.

D. Cả A và C.

 

Câu 2. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 800C và 3570C.

A. Nhiệt kế thủy ngân.

B. Nhiệt kế rượu.

C. Nhiệt kế y tế.

D. Cả ba nhiệt kế trên.

 

Câu 3. Để đo nhiệt độ rượu người ta nên dùng nhiệt kế nào?

A. Nhiệt kế điện tử.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế rượu.

D. Nhiệt kế đổi màu.

 

Câu 4.  Chọn đáp án sai:

A. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.

B. Nhiệt kế đổi màu hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.

C. Nhiệt kế kim loại hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép

D. Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.

 

Câu 5. Nhiệt kế thuỷ ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau :

A. Nhiệt độ của nước đá.

B. Nhiệt độ của cơ thể người.

C. Nhiệt độ của khí quyển.

D. Nhiệt độ của một lò luyện kim.

 

Câu 6. Trong những lưu ý khi dùng nhiệt kế thuỷ ngân, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ.

B. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo nhiệt độ.

C. Hiệu chỉnh về vạch số 0.

D. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

 

Câu 7. Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Ken – vin nào sau đây là đúng?

A. T(K) = t0C + 273.

B. t0C = (t - 273)0K.

C. t0C = (t + 32)0K. 

D. t0C = (t.1,8)0F + 320F. 

 

Câu 8. Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Fahrenheit nào sau đây là đúng?

A. t0C = (t + 273)0K.

B. t0F = (t (0C) x 1,8) + 32. 

C. t0K = (T - 273)0C.

D.  t0F =  C. 

 

Câu 9.  Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu?

A. 00C

B. 1000C

C. 2730K

D. 3730K

 

Câu 10. Trong thang nhiệt độ Fa – ren - hai, nhiệt độ nước đang sôi là bao nhiêu?

A. 320F.

B. 2120F.

C. 1000C.

D. 3730K.

 

Câu 11. Vì sao có nhiệt kế rượu hoặc thuỷ ngân nhưng không có nhiệt kế nước?

A. Rượu, thuỷ ngân co dãn vì nhiệt đều.

B. Nước co dãn vì nhiệt không đều.

C. Nước không đo được nhiệt độ âm.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

 

Câu 12. Những thao tác nào cần thực hiện khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể?

A. Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống mức 350C.

B. Đặt bầu nhiệt kế vào nách và chờ khoảng 2 – 3 phút rồi lấy ra.

C. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đọc kết quả đo luôn.

D. Cả 3 thao tác trên đều cần thực hiện.

 

C. VẬN DỤNG (6 câu)

 

Câu 1. Cho các nhiệt độ sau: 00C, 50C, 36,50C, 3270C. Hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi trường hợp ở hình dưới đây:

A. a: 00C, b: 50C, c: 36,50C, d: 3270C.

B. a: 00C, b: 36,50C, c: 50C, d: 3270C.

C. a: 50C, b: 36,50C, c: 3270C, d: 00C.

D. a: 50C, b: 3270C, c: 36,50C, d: 00C.

 

Câu 2. 320C có giá trị bằng bao nhiêu 0F?

A. -14,220F.             

B. 10F                 

C. 25,60F.           

D. 89,60F.

 

Câu 3. 450C có giá trị bằng bao nhiêu 0F?

A. 1100F.             

B. 1120F                 

C. 1130F.           

D. 1140F.

 

Câu 4. Ở Mỹ, nhiệt độ  trung bình vào mùa đông là khoảng 500F. Vậy 500F = …0C?

A. 59,780C.             

B. 100C.                 

C. -4,220C.           

D. 45,550C.

 

Câu 5. 39,50C đổi sang độ Kenvin có giá trị bằng:

A. -233,5K.

B. 156,25K.

C. 233,5K.

D. 312,5K.

 

Câu 6. Khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể, thao tác nào sau đây là sai :

A. Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống mức 350C.

B. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đọc kết quả đo luôn.

C. Đặt bầu nhiệt kế vào nách và lấy ra ngay.

D. Không cầm vào bầu nhiệt kế.

 

D. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

 

Câu 1. Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào?

A. Cảm giác về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc nước nguội khác nhau. 

B. Ngón tay trái sẽ có cảm giác nóng, ngón tay phải có cảm giác lạnh hơn.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay