Trắc nghiệm bài 7: Đo thời gian

Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Đo thời gian. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 7: Đo thời gian

A. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1. Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ thống đo lưỡng hợp pháp ở nước ta là:

A. Giờ.

B. Ngày.

C. Phút.

D. Giây.

 

Câu 2. Cách đổi thời gian nào sau đây là đúng?

A. 1 ngày = 24 giờ.

B. 1 giờ = 600 giây.

C. 1 phút = 24 giây.

D. 1 giây = 0,1 phút.

 

Câu 3. Cách đổi thời gian nào sau đây là sai :

A. 1 giây = 0,1 phút.

B. 1 giờ = 3600 giây.

C. 1 phút = 60 giây.

D. 1 giờ = 60 phút.

 

Câu 4. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

A. Cân đồng hồ.

B. Điện thoại.

C. Đồng hồ.

D. Máy tính.

 

Câu 5.  Điền vào chỗ trống: “… là dụng cụ đo thời gian.”

A. Cân điện tử.

B. Thước kẻ.

C. Đồng hồ.

D. Cân đồng hồ.

 

Câu 6. Đâu không phải là đơn vị đo thời gian?

A. Inch.

B. Giờ.

C. Ngày.

D. Thế kỉ.

 

B. THÔNG HIỂU (15 câu)

 

Câu 1. Điền số thích hợp vào chỗ trống: 2,5 phút = … giây

A. 15 giây.

B. 250 giây.

C. 50 giây.

D. 150 giây.

 

Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ trống: 120 giây = … phút

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

Câu 3. 30 phút = ... giờ. Chọn đáp án đúng:

A. 1,5.

B. 2.

C. 0,5.

D. 2,5.

 

Câu 4. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

A. Đồng hồ quả lắc.

B. Đồng hồ bấm giây.

C. Đồng hồ treo tường.

D. Đồng hồ để bàn.

 

Câu 5. Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 15 phút, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Đồng hồ mặt trời.

B. Đồng hồ đeo tay.

C. Đồng hồ cát.

D. Đồng hồ hẹn giờ.

 

Câu 6. Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 45 phút, ta không nên lựa chọn đồng hồ nào để đo thời gian?

A. Đồng hồ hẹn giờ.

B. Đồng hồ đeo tay.

C. Đồng hồ điện tử.

D. Đồng hồ cát.

 

Câu 7.  Trong cuộc thi bơi, trọng tài thường dùng dụng cụ gì để đo thành tích của vận động viên:

A. Điện thoại.

B. Đồng hồ bấm giây

C. Đồng hồ cát.

D. Máy tính.

 

Câu 8. Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Đồng hồ hẹn giờ.

B. Đồng hồ quả lắc.

C. Đồng hồ bấm giây.

D. Đồng hồ đeo tay.

 

Câu 9. Sắp xếp các thao tác sau theo đúng thứ tự khi thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây:

a)     Nhấn nút start (bắt đầu) để bắt đầu tình thời gian.

b)    Nhấn nút stop (dùng) đúng thời điểm kết thúc hành động.

c)     Nhấn nút reset (thiết lập) để đưa đồng hồ về số 0 trước khi tiến hành đo.

A. b – a – c.

B. a – b – c.

C. c – b – a.

D. c –a – b.

 

Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

A. Không hiệu chỉnh đồng hồ.

B. Đặt mắt nhìn lệch.

C. Đọc kết quả chậm.

D. Cả ba nguyên nhân trên.

 

Câu 11. 1 canh (đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam) bằng bao nhiêu giờ?

A. 0,5 giờ.

B. 1 giờ.

C. 2 giờ.

D. 3 giờ.

 

Câu 12. Trước khi đo thời gian của một hoạt động, ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để:

A. Lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.

B. Đặt mắt đúng cách.

C. Đọc kết quả đo chính xác.

D. Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách.

 

Câu 13. Hãy ghép tên các loại đồng hồ ở cột bên trái ứng với công dụng của loại đồng hồ đó ở cột bên phải.

A. 1 – B, 2 – C, 3 – A.

B. 1 – C, 2 – B, 3 – A.

C. 1 – A, 2 – C, 3 – B.

D. 1 – B, 2 – A, 3 – C.

 

Câu 14. Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao, người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giờ?

A. Vì nó dễ sử dụng.

B. Vì nó cho độ chính xác cao.

C. Vì nó nhỏ gọn.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

 

Câu 15. Mô tả sau đây nói về loại đồng hồ nào?

“Dụng cụ đo thời gian có giới hạn nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc đồ trang trí.”

A. Đồng hồ để bàn.

B. Đồng hồ bấm giây.

C. Đồng hồ cát.

D. Đồng hồ treo tường.

 

C. VẬN DỤNG (4 câu)

 

Câu 1.  Một bạn học sinh đi học, bắt đầu đạp xe từ nhà đi lúc 6 giờ 45 phút và tới trường lúc 7 giờ 15 phút. Thời gian từ nhà đến trường là:

A. 0,5 giờ.

B. 0,3 giờ.

C. 0,25 giờ.

D. 0, 15 giờ.

 

Câu 2. Giờ nghỉ giải lao bắt đầu từ 9h50 phút đến 10h05 phút. Vậy nghỉ giải lao được bao nhiêu giờ ?

A. 0.2 giờ.

B. 0,25 giờ.

C. 0,3 giờ.

D. 0,15 giờ.

 

Câu 3. Cách biến đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

A. 1 giờ 20 phút = 3800 giây.

B. 45 phút = 2700 giây.

C. 24 giờ = 864000 giây.

D. 1 giờ = 36000 giây.

 

Câu 4. Bạn Hà đi từ nhà đến bến xe buýt hết 35 phút, sau đó đi ôtô đến trường hết 30 phút. Hỏi bạn Hà đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu thời gian?

A. 390 giây.

B. 3,9 giờ.

C. 39000 giây.

D. 3900 giây.

 

D. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1. Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

A. 1 giờ 3 phút.

B. 1 giờ 27 phút.

C. 2 giờ 33 phút.

D. 10 giờ 33 phút.

 

Câu 2. Điền vào chỗ trống: 1 ngày 3 giờ 45 phút = … phút = … giây

A. 16650 phút, 999000 giây.

B. 1665 phút, 9990 giây.

C. 1665 phút, 99900 giây.

D. 166,5 phút, 9990 giây.

 

Câu 3. Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng gói 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chưa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn.

A. An.

B. Bình.

C. An và Bình nhanh như nhau.

D. An và Bình chậm như nhau.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay