Trắc nghiệm bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn
Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
A. NHẬN BIẾT (13 câu)
Câu 1. Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?
A. P = 10 m.
B. P = m.
C. P = 0,1 m.
D. m = 10 P.
Câu 2. Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn
A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
D. Bằng 0.
Câu 3. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?
A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
C. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Câu 5: Chỉ có thể nói về trọng lượng của vật nào sau đây?
A. Trái Đất.
B. Mặt Trời.
C. Mặt Trăng.
D. Người đứng trên mặt đất.
Câu 6. Đơn vị của trọng lực là gì?
A. Niuton (N)
B. Kilogam (Kg)
C. Lít (l)
D. Mét (m).
Câu 7. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
A. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.
B. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.
C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.
Câu 8. Lực nào sau đây không phải là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên người để chúng ta có thể đi lại được.
B. Lực tác dụng lên vật đang rơi.
C. Lực của mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
D. Lực kéo người xuống khi ta muốn nhảy lên cao.
Câu 9. Khi thả một vật đang cầm trên tay vật đó rơi xuống vì?
A. Chịu tác dụng bởi lực hút của trái đất.
B. Chịu tác dụng bởi lực kéo của trái đất.
C. Khối lượng của nó rất nhỏ.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 10. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của các vật.
B. Kích thước của các vật.
C. Chiều dài của vật.
D. Chiều cao của vật.
Câu 11. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Mọi vật có khối lượng đều … bằng một lực. Lực này gọi là…
A. đẩy nhau, lực hấp dẫn.
B. hút nhau, lực hấp dẫn.
C. đẩy nhau, lực đẩy.
D. hút nhau, lực hút.
Câu 12. Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật là?
A. P= 5m.
B. P= 10m.
C. P= 10,5m.
D. P= 5,5m.
Câu 13. Chọn đáp án đúng khi nói về trọng lượng của một vật?
A. Có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B. Có phương và chiều là phương và chiều của lực hút Trái Đất.
C. Có đơn vị đo là Kilogram (kg).
D. Không có phưuong và chiều.
B. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Trái đất hút quả táo thì quả táo có hút trái đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?
A. Có. Lực đẩy.
B. Không. Lực đẩy.
C. Có. Lực hấp dẫn.
D. Không. Lực hấp dẫn.
Câu 2. Một vận động viên võ thuật có khối lượng 82kg. Trọng lượng của người đó là:
A. 8,2N.
B. 82N.
C. 820N.
D. 8200N.
Câu 3. Khi đo lực, trường hợp nào bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?
A. Đo trọng lực của vật.
B. Đo lực đẩy của vật.
C. Đo lực kéo của vật.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút Trái Đất?
A. Quả bưởi rụng trên cây xuống.
B. Hai nam châm hút nhau
C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà.
D. Căng buồn để thuyền có thể chạy trên mặt nước.
Câu 5. Các lực tác dụng lên quả bóng gồm?
A. Trọng lực và lực đẩy của sàn nhà.
B. Trọng lực và lực hút của sàn nhà.
C. Lực hút của trái đất.
D. Lực đẩy của sàn nhà.
Câu 6. Mối quan hệ giữa độ lớn lực hấp dẫn và khối lượng của vật là :
A. Khối lượng tăng thì độ lớn lực hấp dẫn tăng.
B. Khối lượng giảm thì độ lớn lực hấp dẫn giảm.
C. Khối lượng tăng thì độ lớn lực hấp dẫn giảm.
D. . Khối lượng giảm thì độ lớn lực hấp dẫn tăng.
Câu 7. Cùng một vật, nếu được đặt trên các thiên thể khác nhau như: Trái Đất, mặt Trăng, Hoả tinh. Hỏi vị trí đặt vật ở đâu thì trọng lượng là nhỏ nhất?
A. Trái Đất.
B. Mặt Trăng.
C. Hoả tinh.
D. Cả 3 vị trí như nhau.
C. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1. Khối lượng của một người 70kg trên mặt trăng là bao nhiêu, biết g = 1,6N/kg?
A. 112N.
B. 112kg.
C. 70N.
D. 70kg.
Câu 2. Trọng lượng cho một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?
A. 8500kg
B. 850kg
C. 850N
D. 8500N
Câu 3. Đâu là mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
A. m = P x g
B. g = m x P
C. P = m x g
D. P = m/g
D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Trang phục của các nhà du hành vũ trụ có khối lượng khoảng 50kg. Tại sao họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên mặt trăng?
A. Vì mọi vật trên mặt Trăng đều chịu lực hấp dẫn nhỏ hơn nhiều so với trên Trái Đất.
B. Vì mọi vật trên mặt Trăng đều chịu lực hấp dẫn lớn hơn nhiều so với trên Trái Đất.
C. Vì mọi vật trên mặt Trăng đều không chịu lực hấp dẫn.
D. Vì mọi vật trên Trái Đất đều không chịu lực hấp dẫn.
Câu 2. Vì sao có các lực tác dụng lên quả bóng mà nó vẫn không chuyển động?
A. Vì lực tác dụng chưa đủ lớn.
B. Vì trọng lực lớn hơn lực đẩy của sàn nhà.
C. Vì lực đẩy của sàn nhà lớn hơn trọng lực.
D. Vì hai lực tác dụng lên quả bóng là hai lực cân bằng.