Trắc nghiệm bài 44: Lực ma sát

Vật lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 44: Lực ma sát. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 44: Lực ma sát
Trắc nghiệm bài 44: Lực ma sát
Trắc nghiệm bài 44: Lực ma sát

A. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1.  Chọn phát biểu đúng?

A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.

D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.

 

Câu 2. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Xe đạp đi trên đường.

B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn.

C. Lò xo bị nén.

D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào.

 

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

A. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.

B. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.

C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

 

Câu 4. Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác

B. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác.

C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

D. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

 

Câu 5. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.

B. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.

C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.

D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.

 

Câu 6.  Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.

B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.

C. Con người đi lại được trên mặt đất.

D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.

 

Câu 7. Lực giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác là:

A. Lực ma sát.

B. Lực ma sát lăn.

C. Lực ma sát nghỉ.

D. Lực ma sát trượt.

 

B. THÔNG HIỂU (11 câu)

 

Câu 1. Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để

A. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

D. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.

 

Câu 2. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:

A. Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.

B. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.

C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng.

D. Xe đạp đang xuống dốc.

 

Câu 3.  Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.

B. Bao xi măng đứng yên trên dây chuyền chuyển động.

C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.

D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.

 

Câu 4. Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy?

A. Tăng ga.

B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô.

C. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe.

D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 5. Bạn Lan muốn đưa một vật nặng lên cao, bạn nghĩ ra 2 cách:

Cách 1: Lăn vật trên mặt phẳng nghiêng

Cách 2: Kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.

Trong 2 cách trên cách nào lực ma sát lớn hơn làm bạn Lan tốn nhiều sức để đưa vật lên hơn?

A. Lăn vật.

B. Kéo vật.

C. Cả 2 cách như nhau.

D. Không so sánh được.

 

Câu 6. Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?

A. Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng.

B. Lực ma sát khi ô tô phanh gấp.

C. Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm nắm.

D. Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.

 

Câu 7.  Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Viên bi lăn trên cát.

B. Bánh xe đạp chạy trên đường.

C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.

D. Khi viết phấn trên bảng.

 

Câu 8. Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những bộ phận nào trên xe?

A. Giữa má phanh và vành bánh xe.

B. Giữa lốp xe và mặt đường.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 9. Khi cầm bút viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

A. Lực hút của trái đất.

B. Lực ma sát trượt.

C. Lực ma sát nghỉ.

D. Cả ba lực trên.

 

Câu 10. Cho biết ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn tốc độ giới hạn chạy trên đường cao tốc mô tả trong hình vẽ:

A. Đường cao tốc: tốc độ tối thiểu 120km/h, tốc độ tối đa 70km/h, tốc độ tối thiểu khi trời mưa 100km/h.

B. Đường cao tốc: tốc độ tối thiểu 70km/h, tốc độ tối đa 100km/h, tốc độ tối đa khi trời mưa 120km/h.

C. Đường cao tốc: tốc độ tối thiểu 70km/h, tốc độ tối đa 120km/h, tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

D. Đường cao tốc: tốc độ tối thiểu 120km/h, tốc độ tối đa 70km/h, tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

 

Câu 11. Tại sao trên lốp ô tô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn.

B. Để làm tăng ma sát, giúp xe không bị trơn trượt.

C. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.

D. Để tiết kiệm vật liệu.

 

C. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

A. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn.

B. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dín vào mặt đường.

C. Do cao su nóng lên.

D. Do lực hút của mặt đường.

 

Câu 2. Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?

A. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước, có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

B. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau, có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

C. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau, có tác dụng làm cản trở chuyển động.

D. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, có tác dụng làm cản trở chuyển động.

 

Câu 3. Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và nó có tác dụng gì?

A. Lực ma sát nghỉ, thúc đẩy chuyển động.

B. Lực ma sát nghỉ, cản trở chuyển động.

C. Lực ma sát trượt, thúc đẩy chuyển động.

D. Lực ma sát trượt, cản trở chuyển động.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Tại sao khi xe ô tô bị sa lầy, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?

A. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.

B. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.

C. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.

D. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.

 

Câu 2. Ổ bi lắp ở trục quay (hình vẽ) có tác dụng gì?

A. Chuyển ma sát nghỉ thành ma sát trượt để giảm ma sát.

B. Chuyển ma sát trượt thành ma sát nghỉ để giảm ma sát.

C. Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn để giảm ma sát.

D. Cả A và B đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay