Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Một viên đạn được bắn ra từ khẩu súng với tốc độ 300 m/s. Hỏi viên đạn sẽ bay được bao xa trong 3 giây, giả sử không có lực cản?
A. 600 m
B. 900 m
C. 1000 m
D. 1200 m
Câu 2: Khi trời mưa, có sương mù hoặc mặt đường trơn trượt, người lái xe nên làm gì?
A. Tăng tốc độ để đi nhanh hơn
B. Giữ nguyên tốc độ như bình thường
C. Giảm tốc độ để đảm bảo an toàn
D. Chỉ giảm tốc khi có cảnh sát giao thông
Câu 3: Một tàu hỏa chạy với vận tốc 72 km/h. Quy đổi vận tốc này ra đơn vị m/s, ta được:
A. 15 m/s
B. 20 m/s
C. 25 m/s
D. 30 m/s
Câu 4: Một chiếc xe di chuyển trên đường. Khi đo tốc độ bằng súng "bắn tốc độ", người ta thấy khoảng cách từ xe đến súng thay đổi từ 200m xuống 100m trong vòng 5s. Hỏi tốc độ của xe theo km/h?
A. 36 km/h
B. 50 km/h
C. 72 km/h
D. 90 km/h
Câu 5: Một con tàu đi từ thành phố A đến B mất 4 giờ với tốc độ trung bình 60 km/h. Nếu tàu tăng tốc lên 80 km/h, thì thời gian đi từ A đến B là bao lâu?
A. 2 giờ
B. 3 giờ
C. 3,5 giờ
D. 4,5 giờ
Câu 6: Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s Nam đến trường mất:
A. 1,2 h
B. 120 s
C. 1/3 h
D. 0,3 h
Câu 7: Tốc độ của một vật cho biết:
A. quãng đường vật đi được dài hay ngắn.
B. mức độ chuyển động nhanh hay chậm của vật.
C. thời gian đi của vật nhanh hay lâu.
D. quỹ đạo chuyển động của vật.
Câu 8: Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo tốc độ?
A. Thước dây và đồng hồ bấm giây.
B. Thước mét, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
C. Thước mét và cân điện tử.
D. Thiết bị “bắn tốc độ”.
Câu 9: Một vận động viên thực hiện cuộc thi chạy cự li 100 m trong 10,5 giây. Hỏi tốc độ của vận động viên là bao nhiêu?
A. 30,2 km/h
B. 32,2 km/h
C. 34,2 km/h
D. 36,2 km/h
Câu 10: Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả mối liên hệ giữa:
A. quãng đường đi được và tốc độ của vật.
B. quãng đường đi được của vật và thời gian.
C. thời gian vật đi đường và tốc độ của vật.
D. thời gian vật đi hết quãng đường.
Câu 11: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị quãng đường – thời gian như hình vẽ.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật chuyển động từ vị trí O.
B. Vật chuyển động cách vị trí O 20 m.
C. Vật chuyển động từ vị trí A.
D. Vật chuyển động từ vị trí cách mốc O là 5 m.
Câu 12: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 min đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là
A. 15 km/h.
B. 14 km/h.
C. 7,5 km/h.
D. 7 km/h.
Câu 13: Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.
A. 46,67m
B. 68m
C. 56,67m
D. 32m
Câu 14: Ý nghĩa của biển báo trong hình là:
A. Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm từ 22h00 – 5h00 là 70km/h.
B. Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm là 70km/h.
C. Tốc độ tối thiểu cho phép vào ban đêm từ 22h00 – 5h00 là 70km/h.
D. Tốc độ tối thiểu cho phép vào ban đêm là 70km/h.
Câu 15: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bạn An đi nhanh nhất.
B. Bạn Bình đi nhanh nhất.
C. Bạn Đông đi nhanh nhất.
D. Ba bạn đi nhanh như nhau.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................