Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 6: Lạm phát

Giáo án Bài 6: Lạm phát sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của GDKTPL 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 6: Lạm phát

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6. LẠM PHÁT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm, liệt kê được các loại hình lạm phát.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
  • Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.
  • Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  • Ủng hộ các hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận, đánh giá hậu quả của lạm phát và vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề lạm phát.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiềm chế lạm phát; ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về lạm phát, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về lạm phát; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích vấn đề lạm phát trong trường hợp cụ thể.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong giải quyết vấn đề lạm phát.
  • Trung thực và có trách nhiệm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước để kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về lạm phát;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu trong SHS tr.38.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: HS liệt kê được một số loại hàng hóa trên thị trường có giá cả biến động theo xu hướng tăng lên trong thời gian qua.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu trong SHS tr.38: Em hãy liệt kê một số loại hàng hóa trên thị trường có giá cả biến động theo xu hướng tăng lên trong thời gian qua và chia sẻ với các bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

Một số loại hàng hóa trên thị trường: Tiện lợi, tiêu dùng xanh, thương mại điện tử,...

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lạm phát là hiện tượng kinh tế xảy ra khi mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục, sức mua của tiền tệ giảm sút.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 6. Lạm phát.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.38-39 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm lạm phát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin trong SHS tr.38-39 và trả lời câu hỏi:

Từ thông tin 2, em hãy cho biết năm 2021 giá cả mặt hàng thiết yếu đã thay đổi theo xu hướng nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết lạm phát là gì? Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có những loại hình lạm phát nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.38-39 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm lạm phát, các loại hình lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS trả lời câu hỏi:

Từ thông tin 2, giá cả mặt hàng thiết yếu đã thay đổi theo xu hướng:

+ Giá xăng dầu tăng lên

+ Giá gạo tăng

+ Giá vật liệu tăng

+ Giá dịch vụ giáo dục tăng.

- GV mời HS nêu khái niệm lạm phát, các loại hình lạm phát.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Tìm hiểu khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát

* Khái niệm lạm phát:

Lạm phát là sự tăng mức giá chung của nền kinh tế  một cách liên tục trong một thời gian nhất định.

* Các loại hình lạm phát

- Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0%-dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, nền kinh tế được coi là ổn định.

- Lạm phát phi mã: Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10%-1000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế.

- Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của lạm phát

  1. Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát; mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.40 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến lạm phát; hậu quả của lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến lạm phát; hậu quả của lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin, trường hợp SHS tr.40 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Từ thông tin, em hãy cho biết những nguyên nhân lạm phát?

+ Nhóm 3, 4: Từ trường hợp 1, em hãy cho biết lạm phát gây ra những hậu quả gì?

+ Nhóm 5, 6: Từ trường hợp 2, em hãy cho biết lạm phát gây ra những hậu quả gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.40 và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về nguyên nhân và hậu quả của lạm phát theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thông tin: Nguyên nhân: Lượng tiền lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế chung tăng.

+ Trường hợp 1: Hậu quả: Thức ăn chăn nuôi tăng nên các hộ gia đình nuôi đối mặt với thua lỗ và giảm số lượng chăn nuôi.

+ Trường hợp 2: Hậu quả: Giá nguyên vật liệu tăng nên nhiều nhà thầu thua lỗ, nhiều gia đình xây dựng khó khăn mua nguyên vật với giá cả leo thang.

- GV mời HS nêu nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của lạm phát

* Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

- Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng gây lạm phát.

- Cầu tăng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây tăng lạm phát.

- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa.

* Hậu quả của lạm phát đối với kinh tế và xã hội:

- Làm thay đổi giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa, từ đó thay đổi sản lượng, việc làm, cơ cấu kinh tế.

- Việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát. Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SHS tr.41-42 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. VĂN HÓA TIÊU DÙNG

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. VĂN HÓA TIÊU DÙNG

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 

Chat hỗ trợ
Chat ngay