Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức (theo chương trình sửa đổi mới nhất). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất
CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI
BÀI 7: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI HIỆN ĐẠI
Câu 1: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX.
B. Năm 1914.
C. Những năm 40 của thế kỉ XX.
D. Đầu thế kỉ XXI.
Câu 2: Thành tựu quan trọng đầu tiên của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?
A. Người máy.
B. Máy tính điện tử.
C. Tàu điện ngầm.
D. Internet.
Câu 3: Công nghệ rô-bốt ra đời đã giúp:
A. Phát triển vũ khí quân sự.
B. Giảm năng suất lao động.
C. Giải phóng sức lao động con người.
D. Tăng chi phí sản xuất.
Câu 4: Công nghệ sinh học đạt được thành tựu nổi bật trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Công nghệ di truyền.
B. Công nghiệp nặng.
C. Khai khoáng.
D. Hàng không.
Câu 5: Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp là thành quả của:
A. Công nghệ thông tin.
B. Công nghệ rô-bốt.
C. Trí tuệ nhân tạo.
D. Công nghệ sinh học.
Câu 6: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu vào thời điểm nào?
A. Giữa thế kỉ XX.
B. Đầu thế kỉ XXI.
C. Cuối thế kỉ XIX.
D. Sau Chiến tranh lạnh.
Câu 7: Internet vạn vật (IoT) được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Giao thông.
B. Vật lý, biển và hàng không.
C. Nghệ thuật, y học và giáo dục.
D. Thời trang, giao thông và y học.
Câu 8: Công nghệ na-nô hoạt động ở cấp độ
A. Kilômét.
B. Mi-li-mét.
C. Mi-crô-mét.
D. Na-nô-mét.
Câu 9: Một ứng dụng nổi bật của công nghệ na-nô là
A. Chế tạo tàu ngầm.
B. Tăng tốc độ Internet.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Quản lí công nghiệp.
Câu 10: Nhà máy thông minh sử dụng những công nghệ nào sau đây?
A. Cơ khí truyền thống.
B. Trí tuệ nhân tạo và tự động hoá.
C. Sản xuất bằng tay.
D. Công nghệ hơi nước.
Câu 11: Nhờ thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể
A. Mua sắm hàng hoá trực tuyến.
B. Chỉ mua hàng nội địa.
C. Giảm mức tiêu dùng.
D. Tăng thuế tiêu dùng.
Câu 12: Cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đã góp phần thúc đẩy:
A. Chiến tranh lạnh.
B. Toàn cầu hoá nền kinh tế.
C. Tăng dân số quá mức.
D. Phân chia thuộc địa.
Câu 13: Trong cách mạng công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động thay đổi theo hướng
A. Phụ thuộc vào lao động tay chân.
B. Có trình độ chuyên môn cao hơn.
C. Giảm tính tự động.
D. Suy giảm nguồn nhân lực.
Câu 14: ……………………………….
……………………………….
……………………………….
TRẮC NGHIỆM Đ – S:
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đánh dấu bước ngoặt lớn với sự ra đời của máy tính điện tử và internet. Công nghệ thông tin trở thành nền tảng của sản xuất hiện đại, kết nối thế giới và tăng hiệu quả lao động.”
a) Máy tính là thành tựu mở đầu cho Cách mạng công nghiệp lần ba.
b) Internet là phát minh của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
c) Công nghệ thông tin giúp chia sẻ thông tin hiệu quả.
d) Cuộc cách mạng này không ảnh hưởng tới sản xuất.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và internet vạn vật là những thành tựu nổi bật của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong quản lí đô thị và đời sống.”
a) Trí tuệ nhân tạo là một phần của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
b) Dữ liệu lớn không có ứng dụng thực tế.
c) Internet vạn vật hỗ trợ quản lí đô thị thông minh.
d) Cuộc cách mạng này chỉ tác động trong lĩnh vực giáo dục.
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Công nghệ na-nô là lĩnh vực công nghệ mới có khả năng tác động tới nhiều ngành khác nhau như y học, thực phẩm, điện tử, cơ khí và bảo vệ môi trường.”
a) Công nghệ na-nô chỉ được ứng dụng trong điện tử.
b) Quy mô hoạt động của công nghệ na-nô là rất nhỏ.
c) Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trong y học.
d) Công nghệ na-nô không liên quan đến bảo vệ môi trường.
Câu 4: ……………………………….
……………………………….
……………………………….