Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức (theo chương trình sửa đổi mới nhất). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
Câu 1: Từ thời xa xưa, con người lưu truyền kinh nghiệm, truyền thống bằng cách nào?
A. Viết sách giáo khoa.
B. Gửi gắm qua các trò chơi dân gian.
C. Khắc họa trên vách đá, đồ vật; sử thi, nghi lễ,....
D. Qua mạng xã hội.
Câu 2: Gia phả là một hình thức
A. Dự báo tương lai.
B. Ghi chép về chiến tranh.
C. Lưu giữ thông tin về dòng họ.
D. Ghi chép lịch sử xã hội.
Câu 3: Việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm quá khứ có ý nghĩa gì?
A. Chỉ để nhớ lại truyền thống xưa.
B. Định hướng cho hiện tại và tương lai.
C. Tạo cảm hứng kể chuyện.
D. Không có ý nghĩa thực tiễn.
Câu 4: Những khoảng trống, bí ẩn trong lịch sử có vai trò gì?
A. Khiến lịch sử khó học.
B. Tạo cơ hội cho việc tìm hiểu, khám phá.
C. Làm sai lệch lịch sử.
D. Khiến người ta từ bỏ nghiên cứu.
Câu 5: Kim tự tháp là di sản tiêu biểu của:
A. Trung Quốc.
B. Lưỡng Hà.
C. Ấn Độ cổ đại.
D. Ai Cập cổ đại.
Câu 6: Câu hỏi “Kim tự tháp được xây như thế nào?” là ví dụ cho điều gì trong nghiên cứu lịch sử?
A. Vẫn còn là điều chưa được lý giải dứt điểm.
B. Bí ẩn đã được giải mã hoàn toàn.
C. Đã có đáp án hoàn toàn chính xác.
D. Không phải vấn đề lịch sử.
Câu 7: Khám phá lịch sử giúp chúng ta
A. Quay về sống với quá khứ.
B. Nhận ra sự nhàm chán của thời xưa.
C. Hiểu những thành tựu và bài học của nhân loại.
D. Thay đổi hiện thực lịch sử.
Câu 8: Hiểu biết về lịch sử – văn hóa Việt Nam và thế giới giúp chúng ta:
A. Tránh tiếp xúc với văn hóa ngoại lai.
B. Hòa nhập mà không hòa tan.
C. Bảo thủ, giữ gìn toàn bộ cái cũ.
D. Bắt chước các dân tộc khác.
Câu 9: Việc học lịch sử ngày nay có thể diễn ra thông qua
A. Chỉ qua giờ học trên lớp.
B. Chỉ học thuộc bài.
C. Không cần học, chỉ cần nghe người lớn kể.
D. Tham quan, xem phim, đọc sách lịch sử,...
Câu 10: Những ngôi nhà, con phố, làng bản quanh ta được xem là
A. Các công trình xây dựng hiện đại.
B. Chứng nhân lịch sử.
C. Tài sản cá nhân.
D. Biểu tượng du lịch.
Câu 11: Khi tìm hiểu về lịch sử trường học của mình, em nên quan tâm đến
A. Số lượng học sinh hiện tại.
B. Thành tích thể thao của trường.
C. Lịch sử hình thành, tên gọi, truyền thống của trường.
D. Vị trí của trường trong xếp hạng giáo dục.
Câu 12: Kết nối lịch sử với cuộc sống có thể giúp
A. Phủ định hoàn toàn quá khứ.
B. Tránh lặp lại sai lầm cũ.
C. Quên đi các sự kiện đau thương.
D. Phản bác truyền thống dân tộc.
Câu 13: ……………………………….
……………………………….
……………………………….
TRẮC NGHIỆM Đ – S:
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Từ thời xa xưa, con người đã luôn quan tâm đến cội nguồn của bản thân, gia đình, cộng đồng và tìm cách lưu giữ truyền thống, kinh nghiệm thông qua hình thức như khắc họa trên đá, lập gia phả, thực hành nghi lễ,... Việc tìm hiểu về cội nguồn là nhu cầu tự thân của con người.”
a) Con người thời xưa chỉ tìm hiểu về hiện tại mà không quan tâm đến cội nguồn.
b) Việc khắc họa lên vách đá là một hình thức lưu giữ truyền thống.
c) Gia phả là hình thức ghi lại sự phát triển của các ngành công nghiệp.
d) Tìm hiểu cội nguồn là nhu cầu mang tính bản năng của con người.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Khám phá lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ những thành tựu của loài người qua các thời kì, biết tôn trọng sự đa dạng văn hóa, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa..”
a) Khám phá lịch sử giúp hiểu rõ hơn về các nền văn minh trong quá khứ.
b) Việc học lịch sử chỉ có ý nghĩa với người nghiên cứu chuyên sâu.
c) Toàn cầu hóa đòi hỏi phải biết tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân loại.
d) Lịch sử giúp định hướng cách phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai
“Sử liệu là toàn bộ các tư liệu chứa đựng thông tin về quá khứ của loài người. Việc nghiên cứu lịch sử phải dựa vào sử liệu và tiến hành một cách khoa học.”
a) Sử liệu có thể bao gồm cả hiện vật, văn bản, hình ảnh,...
b) Việc nghiên cứu lịch sử chỉ cần dựa vào cảm tính và phỏng đoán.
c) Một nghiên cứu lịch sử nghiêm túc cần dựa vào sử liệu xác thực.
d) Sử liệu là những thứ không liên quan đến quá khứ.
Câu 4: ……………………………….
……………………………….
……………………………….