Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Câu 1: Biển Đông trải dài khoảng 3000 km theo trục đông bắc - tây nam, nối liền hai đại dương là:

  1. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
  2. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
  3. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương
  4. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

Câu 2: Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành:

  1. Công nghiệp khai khoáng
  2. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
  3. Giao thông hàng hải
  4. Giao thông đường hàng không

 

Câu 3: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?

  1. Châu Phi và châu Mĩ
  2. Châu Âu và châu Phi
  3. Châu Âu và châu Á
  4. Châu Á và châu Mĩ

 

Câu 4: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

  1. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió
  2. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí
  3. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
  4. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao

 

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?

  1. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương
  2. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á
  3. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
  4. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu km2

 

Câu 6: Biển Đông là một trong những bồn trũng lớn nhất thế giới chứa:

  1. Khí tự nhiên
  2. Dầu khí
  3. Vàng bạc
  4. Tôm cá

Câu 7: Đâu là một tập tục cổ truyền có từ thời Hải đội Hoàng Sa (thế kỉ XVII) nhằm tri ân những người đi làm nhiệm vụ và cầu cho họ được bình an trở về?

  1. Lễ Khao lề thế lính
  2. Lễ Tạ ơn
  3. Lễ Phục sinh
  4. Lễ hội biển cả

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau
  2. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm của Biển Đông và có vị trí chiến lược quan trọng
  3. Địa hình của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển
  4. Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa kinh tuyến từ khoảng 141°Đ đến 143°Đ,... trải từ khoảng vĩ tuyến 45°45'B đến 47°15'B với các đảo lớn như đảo Phú Lâm, đảo Lin Côn,...

Câu 9: Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp (khi đó là đại diện ngoại giao của triều Nguyễn) tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo:

  1. Sở thích của Toàn quyền Đông Dương
  2. Cách thức bạo lực
  3. Đúng thông lệ pháp lí quốc tế
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Biển Đông có vị trí quan trọng trong:

  1. Nghiên cứu, thử nghiệm vũ khí
  2. Giao thông hàng hải quốc tế
  3. Sự tác động đến biển đổi khí hậu toàn cầu
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Các bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh rằng ngay từ thời điểm nào, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông?

  1. Khoảng thế kỉ X TCN
  2. Đầu Công nguyên
  3. Thế kỉ VI
  4. Thế kỉ XV

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về Biển Đông?

  1. Biển Đông là “cầu nối” giữa hai đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Các tuyến hàng hải quốc tế “huyết mạch” khu vực Đông Nam Á có hơn 530 cảng biển
  2. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ nhất thế giới, với hàng tỉ tấn hàng được vận chuyển qua đây mỗi năm
  3. Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hoá đa dạng của thế giới trên cơ sở giao thoa của các nền văn hoá, văn minh của nhân loại trong khu vực. Do đó, Biển Đông từ sớm được nhiều nước trên thế giới quan tâm và trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn
  4. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tuyến đường trên Biển Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,...)

Câu 13: Người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép vào năm nào?

  1. 1858
  2. 1884
  3. 1895
  4. 1909

Câu 14: Lược đồ sau thể hiện điều gì?

  1. Các tuyến đường vận tải chính ở Biển Đông
  2. Các dòng biển chính ở Biển Đông
  3. Các dòng sinh vật biển chính ở Biển Đông
  4. Ranh giới chủ quyền các nước trên Biển Đông

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép
  2. Tháng 1 – 1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc
  3. Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông
  4. Tháng 3 – 1978, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đạo trước cuộc tấn công của hải quân Hoa Kỳ

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về Biển Đông?

  1. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương về quốc phòng – an ninh, giao thông vận tải và các hoạt động kinh tế khác
  2. Vùng biển này là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
  3. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Anh, Pháp... đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này
  4. Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hoá quan trọng như các cảng: Singapore (Singapore), Kuantan (Malaysia), Manila (Philippines), Đà Nẵng (Việt Nam), Hồng Công (Trung Quốc)....

Câu 17: Đây là một phần của tấm bản đồ nào?

  1. Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686)
  2. Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774)
  3. Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838)
  4. An Nam đại quốc hoạ đồ (1838)

Câu 18: Câu nào sau đây không đúng về Biển Đông?

  1. Biển Đông trải rộng từ khoảng 30°N đến 56°B và khoảng 120oĐ đến 141oĐ
  2. Biển Đông trải dài khoảng 3 000 km theo trục đông bắc – tây nam, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
  3. Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới, có diện tích gấp khoảng 1,5 lần Địa Trung Hải và 8 lần Biển Đen; độ sâu trung bình khoảng 1 140 m, nơi sâu nhất khoảng hơn 5.000 m
  4. Biển Đông có nhiều cấu trúc địa lí như đảo san hô, bãi cạn, bãi ngầm,...

Câu 19: Dưới thời vua Gia Long, triều đình đã tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa một cách quy củ, ví dụ như:

  1. Tổ chức đội thuỷ quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở đây
  2. Cử thuỷ quân ra quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hằng năm và trở thành luật lệ
  3. Coi việc vẽ bản đồ khu vực Hoàng Sa và Trường Sa là trọng trách của Nhà nước, lệnh cho cắm dấu mốc tại nơi khảo sát và thực hiện cứu nạn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại khu vực
  4. Cho người dựng miếu và trồng cây ở một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa

Câu 20: Vì sao hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển?

  1. Vì các quốc gia lớn trên thế giới đều thuê địa bàn để tập trận tại đây
  2. Vì nơi đây thường xuyên xảy ra tranh chấp, xung đột và cả chiến tranh
  3. Vì hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Từ ngày 13 đến ngày 28 – 4 – 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa
  2. Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
  3. Năm 2002, huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (từ năm 2007 thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà được thành lập
  4. Trong huyện Trưởng Sa có các đơn vị hành chính nhỏ hơn như: thị trấn Trường Sa (bao gồm đảo Trường Sa và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận), xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)....

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về các đảo, quần đảo trên Biển Đông?

  1. Một số đảo, quần đảo có vị trí, điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển nền kinh tế biển toàn diện, xây dựng thành cơ sở hậu cần – kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự và kinh tế
  2. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp triển khai dễ dàng các loại đầu đạn hạt nhân, phát động Thế chiến thứ ba
  3. Với nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược
  4. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững trên các đảo, quần đảo ở Biển Đông như du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản,...

Câu 23: Cuối thế kỉ XIX, công ty bảo hiểm Anh đòi Trung Quốc bồi thường vì không đảm bảo an ninh hàng hải khi ngư dân nước này đã lấy hàng hoá từ con tàu Bê-lô-na (Đức) bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, chính quyền Mãn Thanh đã từ chối bồi thường với lí do là:

  1. Quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc
  2. Việt Nam mới là nước bắn phá con tàu đó
  3. Công ty này đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về các đảo, quần đảo trên Biển Đông?

  1. Nằm trải rộng trên một vùng biển lớn, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tạo nên ngư trường đánh bắt hải sản khổng lồ với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, ốc tai voi,...
  2. Nguồn tài nguyên khoáng sản ở các đảo và vùng biển xung quanh gồm dầu mỏ, khí đốt, phốt phát, cát, vỏ sò,... có thể khai thác với trữ lượng lớn
  3. Khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chứa đựng tài nguyên hoả dược rất lớn, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai
  4. Kinh tế du lịch biển được đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển và trên nhiều hòn đảo

Câu 25: “Điều 4: Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hoà bình mà không viện đến sự đe doạ hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”

Điều khoản này được trích trong:

  1. Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc kí vào ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia
  2. Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc kí vào ngày 20/11/2022 tại Jakarta, Indonesia
  3. Luật chủ quyền Biển Đông được các nước ASEAN kí kết vào 22/05/2007 tại Hà Nội, Việt Nam
  4. Luật chủ quyền Biển Đông được các nước ASEAN và Trung Quốc kí kết vào 12/03/2022 tại Hà Nội, Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay