Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

Câu 1: Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

  1. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin
  2. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam)
  3. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a
  4. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca

 

Câu 2: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Campuchia nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của:

  1. Thực dân Anh
  2. Thực dân Pháp
  3. Thực dân Tây Ban Nha
  4. Thực dân Hà Lan

Câu 3: Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước:

  1. Công nghiệp phát triển
  2. Nông nghiệp lạc hậu
  3. Công nghiệp mới
  4. Công nghiệp lạc hậu

Câu 4: Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?

  1. Mi-an-ma
  2. Phi-líp-pin
  3. In-đô-nê-xi-a
  4. Cam-pu-chia

 

Câu 5: Trong thời gian đầu, để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng thủ đoạn nào?

  1. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng
  2. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo
  3. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”
  4. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai

 

Câu 6: So với các nước Đông Nam Á hải đảo, quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á lục địa diễn ra:

  1. Sớm hơn
  2. Cùng thời điểm
  3. Muộn hơn
  4. Các nước Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) có sự hưởng ứng và tham gia của:

  1. Tầng lớp vô sản trong xã hội
  2. Nhiều hoàng tộc, quý tộc và lực lượng của họ
  3. Các lãnh chúa và đông đảo nhân dân trên đảo Java và các đảo khác
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Câu nào sau đây đúng về Đông Nam Á thế kỉ XIX?

  1. Các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á
  2. Quá trình xâm lược và chinh phục của thực dân phương Tây trải qua thời gian khá dài và phức tạp. Cuối cùng, thực dân phương Tây đã đưa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vào cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa, hình thành hệ thống thuộc địa và làm biến dạng cấu trúc xã hội truyền thống trong khu vực
  3. Đông Nam Á trở thành nơi bị các nước thực dân phương Tây xâu xé, bởi đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ:

  1. Brunei
  2. Singapore
  3. Myanmar
  4. Lào

Câu 10: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á
  2. Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây
  3. Vương quốc Xiêm tuy giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) kết thúc, tình hình đấu tranh của Indonesia như thế nào?

  1. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng khắp các đảo của nước này
  2. Phong trào đấu tranh suy giảm, không còn gây được khó khăn gì thực dân nữa
  3. Phong trào đấu tranh trở thành xung đột vũ trang của nhiều thế lực: giữa người dân Indonesia với thực dân, giữa người dân với nhau, giữa các nước thực dân với nhau
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Đâu là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.?

  1. Chính sách “chia để trị”
  2. Chính sách giáo dục những thứ vô bổ
  3. Chính sách khủng bố quyết liệt, không một chút nhân tính
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ:

  1. Đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc
  2. Đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh chống xâm lược
  3. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang
  4. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị

Câu 14: Câu nào sau đây đúng về chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các thuộc địa ở Đông Nam Á?

  1. Các nước thực dân thực hiện chính sách “ngu dân”, không cho người dân mở bất cứ một cơ sở giáo dục nào. Nhân dân các nước thuộc địa không biết gì ngoài làm nô lệ
  2. Các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp, song các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự... của các thuộc địa đều tập trung trong tay đại diện của chính quyền thực dân
  3. Các nước thực dân thi hành chính sách ưu tiên người tài giỏi. Toàn bộ những thứ tốt nhất đều hỗ trợ cho họ trong khi bỏ mặc, lạm sát những người yếu kém
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh:

  1. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang ở thời gian phát triển hùng mạnh, nhờ đó thực dân phương Tây có thể thu được nhiều nguồn lợi nhất có thể
  2. Chiến tranh thế giới bùng phát, các nước tư bản muốn làm bá chủ thế giới nên cần tăng cường sức mạnh quân đội
  3. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến
  4. Cả B và C

Câu 16: Ở Miến Điện, thực dân Anh đã gặp khó khăn như thế nào mới chiếm được nước này?

  1. Phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 – 1885)
  2. Phải đối mặt với một triều đình có nhiều người yêu nước và quân đội hùng mạnh
  3. Không thích ứng được với thời tiết khắc nghiệt khác hoàn toàn với chính quốc
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năm 1511, thực dân Bồ Đào Nha đánh chiếm Malacca. Việc đánh chiếm Malacca là “một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một kế hoạch chiến lược toàn diện” của người Bồ Đào Nha ở khu vực này
  2. Giữa thế kỉ XVI, Philippines chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Italy – Tây Ban Nha (1898), Philippines đã trở thành thuộc địa của Italy
  3. Lapulapu, người anh hùng dân tộc của Philippines, thủ lĩnh của thổ dân ở đảo Mactan, đã lãnh đạo đội quân đánh thắng thực dân Tây Ban Nha năm 1521
  4. Hình ảnh của Lapulapu đã được chọn làm biểu tượng cho ý chí chiến đấu, sự dũng cảm của lực lượng Cảnh sát và Cục Phòng cháy chữa cháy của Philippines ngày nay

Câu 18: Ở Việt Nam, từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch gì của thực dân Pháp?

  1. Đánh chậm, kiểm soát kĩ
  2. Đánh nhanh, thắng nhanh
  3. Biến Đông Dương thành tân thế giới
  4. Cả B và C

Câu 19: “Một bên là những người bản xứ,... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài, họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân”.

Đoạn trên trích trong tác phẩm nào?

  1. Bản án chế độ thực dân Pháp (Nguyễn Ái Quốc)
  2. Việt Nam vong quốc sử (Phan Bội Châu)
  3. Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký (Phan Chu Trinh)
  4. Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng (Võ Nguyên Giáp)

Câu 20: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Ở Indonesia, nửa sau thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ rộng khắp: Aceh (tháng 10 – 1873), Sumatra (1873 – 1909), Ba Tắc (1878 – 1907), Kalimantan (1884 – 1886),...
  2. Lãnh đạo phong trào yêu nước nửa thế kỉ XIX ở Indonesia là giai cấp vô sản, những người tiếp thu những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin
  3. Trên quốc kì Indonesia, hai màu đỏ và trắng được cho là tạo ra bởi những người đấu tranh chống thực dân Hà Lan vì độc lập, tự do của nhân dân Indonesia. Họ đã thể hiện tinh thần dân tộc qua việc bỏ đi dòng kẻ màu xanh trên lá cờ có ba màu của Hà Lan
  4. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, chính sách thuế, chính sách cưỡng bức lao động, của thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra ở các tỉnh Batangas, Bulacan, Cavite, Laguna, Mindanao, Sulu trên đất nước Philippines

 

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Về văn hoá – xã hội, các nước thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói, đồng thời làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á
  2. Hầu hết người dân các nước thuộc địa đều mù chữ: ở Mã Lai, năm 1931 chỉ có 1.4% dân số biết chữ; ở Việt Nam, năm 1926 chỉ có khoảng 60% trẻ em ở độ tuổi đi học được tới trường, hơn 50% dân số không biết chữ
  3. Cùng với chính sách ngu dân, thực dân phương Tây thi hành chính sách đầu độc người dân bản địa bằng rượu, thuốc phiện để dễ bề cai trị
  4. Hệ thống y tế lạc hậu khiến cho tỉ lệ tử vong vì ốm đau, bệnh tật tăng cao, đặc biệt là trẻ em

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á?

  1. Các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX
  2. Sau khi giành độc lập năm 1984, Bru-nây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế. Mi-an-ma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998
  3. Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao
  4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 13 000 tỉ USD từ năm 2018

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Dương?

  1. Campuchia: từ năm 1945 đến năm 1975, tình hình chính trị bất ổn, kinh tế khủng hoảng do chế độ Pôn Pốt gây ra. Từ năm 1976 đến nay, Campuchia hồi sinh, kinh tế tăng trưởng; thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”
  2. Lào: từ năm 1975 – 1986, xây dựng nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá và đạt được một số thành tựu nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Từ cuối năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế có sự khởi sắc, đời sống nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện
  3. Việt Nam: từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn 1996 – 2000, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới và có nền kinh tế tăng trưởng nhanh
  4. Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam chủ động hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về công cuộc cải cách ở Xiêm?

  1. Mặc dù giúp đất nước tránh được nạn chết chóc nhưng với việc nhượng bộ cho thực dân và để cho thực dân đánh chiếm các nước láng giếng của mình, công cuộc cải cách chỉ cho thấy Xiêm là một quốc gia hèn nhát, không dám đứng lên vì chính nghĩa
  2. Công cuộc cải cách đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu,... đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo
  3. Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, Chính phủ Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa
  4. Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân, công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  1. Là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
  2. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, tại Bangkok, Thái Lan. Những thành viên đầu tiên của Hiệp hội bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines
  3. Mục tiêu của tổ chức là nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, hợp tác chống tình trạng báo động và bất ổn tại những nước thành viên, đồng thời triển khai nghiên cứu các loại vũ khí hạt nhân, thích ứng với tình hình thế giới luôn biến động
  4. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay