Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)(P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) (PHẦN 2)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

  1. Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì
  2. Đất nước thanh bình, thịnh trị
  3. Đời sống nhân dân ấm no, yên bình
  4. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để

Câu 2: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm:

  1. Nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
  2. Tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược
  3. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước
  4. Tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa

 

Câu 3: Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần:

  1. Được thành lập
  2. Bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao
  3. Lâm vào khủng hoảng, suy yếu
  4. Sụp đổ

 

Câu 4: Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là:

  1. Khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương
  2. Khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm
  3. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu
  4. Khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa

Câu 5: Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã:

  1. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ
  2. Đổi quốc hiệu thành Việt Nam
  3. Thực hiện cải cách hành chính
  4. Thi hành chính sách cấm đạo

Câu 6: Từ nửa sau thế kỉ XIV, phần lớn ruộng đất nằm trong tay ai?

  1. Vương hầu, quý tộc, địa chủ
  2. Nông dân, dân buôn
  3. Thương nhân nước ngoài
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ:

  1. Luật hành chính
  2. Hiến pháp Lê Việt
  3. Hoàng Việt luật lệ
  4. Quốc triều hình luật

Câu 8: Cơ mật viện được lập ra vào năm nào?

  1. 1803
  2. 1820
  3. 1829
  4. 1834

Câu 9: Người làm giả tiền giấy dưới triều Hồ thì bị phạt ra sao?

  1. Bị phạt 1 vạn quan tiền
  2. Bị bỏ tù 10 năm
  3. Bị bỏ tù chung thân
  4. Bị chém

Câu 10: Tình hình nhà Lê giữa thế kỉ XV đặt ra yêu cầu gì?

  1. Phải nhanh chóng kiện toàn mô hình nhà nước quân chủ tập quyền, thống nhất từ trung ương đến địa phương
  2. Quản lí hiệu quả đội ngũ quan lại; cải cách hành chính
  3. Phát triển kinh tế nông nghiệp; sửa sang phong tục
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Cơ quan quản lí cấp tỉnh nào phụ trách đinh, điền, hộ tịch?

  1. Bố chánh sứ ty
  2. Án sát sứ ty
  3. An phủ sứ
  4. Tri châu

Câu 12: Hồ Quý Ly khi còn làm quan triều Trần đã làm gì để lập ra triều Hồ?

  1. Từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ
  2. Kêu gọi dân chúng đứng lên đấu tranh, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ông được tôn lên làm vua
  3. Ông được vua Trần nhường ngôi một cách tình nguyện vì cho rằng mình không khả năng lãnh đạo đất nước
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông?

  1. Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt
  2. Nhiều khoa thi được tổ chức, chọn được nhiều người tài. Vua cũng đặt ra lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại
  3. Nếu có xung đột giữa quan và dân thì sẽ xử lí theo nguyên tắc: dân làm sai thì dân chịu tội, quan làm sai thì quan xin lỗi dân
  4. Vua Lê Thánh Tông chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước

 

Câu 14: Dưới thời vua Gia Long, nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc:

  1. Ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ
  2. Hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương
  3. Phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác với cả phương Đông và phương Tây
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về cải cách của Hồ Quý Ly?

  1. Hồ Quý Ly chấn chỉnh và tăng cường quân đội, thay các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực nắm binh quyền, thải hồi người yếu, bổ sung người khoẻ mạnh, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương
  2. Kĩ thuật quân sự được cải tiến vượt bậc, Cao Thắng đã chế tạo thành công súng thần cơ và cổ lâu thuyền (loại thuyền chiến lớn có hai tầng)
  3. Thuế định ở triều Hồ chỉ thu đối với người có ruộng, người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế
  4. Năm 1403, cho đặt Quảng tế (cơ quan coi việc y tế) để chữa bệnh cho dân

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?

  1. Nhờ cải cách, các hoạt động kinh tế, pháp luật, quân sự, văn hoá, giáo dục đều đạt được tiến bộ hơn hẳn so với các thời trước đó
  2. Thành công của cuộc cải cách đã góp phần tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại, đưa chính quyền quân chủ Lê sơ đạt đến đỉnh cao của mô hình quân chủ quan liêu chuyên chế
  3. Thành công của cuộc cải cách đã góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Đại Việt thế kỉ XV
  4. Mô hình quân chủ thời Lê sơ đã trở thành thể chế chính trị chính thống ở Việt Nam từ thế kỉ XVI đến nay

Câu 17:  “Hồ Quý Ly (1356 – 1427) là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông... nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.”

Chi tiết nào trong đoạn trên không đúng?

  1. Hồ Quý Ly sinh năm 1356 và mất năm 1427. Đúng phải là: 1336 và 1407
  2. Có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông. Đúng phải là: Có hai người con là phi tần của vua Trần Dụ Tông
  3. Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình. Đúng phải là: Chức vụ cao nhất mà ông từng nắm là Thượng thư Bộ Công
  4. Không có chi tiết nào

Câu 18: Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh:

  1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định
  2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định, song bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế
  3. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước rối ren, hỗn loạn, các thế lực thù địch nhăm nhe xâm lược nước ta
  4. Tình hình đất nước vô cùng khó khăn sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà

Câu 19: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng đã mang lại kết quả gì?

  1. Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ
  2. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước
  3. Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Đâu không phải cải cách về quân sự của triều Hồ?

  1. Hồ Quý Ly và triều Hồ đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quân đội chính quy và phòng thủ ở những nơi hiểm yếu
  2. Triều Hồ bỏ rất nhiều tiền mua các loại chiến thuyền, xe tăng, súng đạn hiện đại của phương Tây, đồng thời cũng nghiên cứu chế tạo
  3. Triều Hồ cho biên hết vào sổ các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên. Khi làm xong, số lượng binh lính trong quân đội tăng lên nhiều lần
  4. Triều Hồ cho xây dựng nhiều thành lũy kiên cố như Tây Đô (Thanh Hoá), Đa Bang (Hà Nội),...

 

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về hành chính ở đầu triều Lê sơ / thời vua Lê Thánh Tông?

  1. Lục Bộ (Nhân, Nghĩa, Lễ, Binh, Hình, Công) là cơ quan chuyên môn quan trọng
  2. Đầu triều Lê sơ, nhà nước chỉ có bộ Lại và bộ Lễ
  3. Năm 1460, vua Lê Nghi Dân đặt lục Bộ, nhưng đến năm 1465, vua Lê Thánh Tông mới đưa lục Bộ trở thành cơ quan có quyền lực thực sự
  4. Đô ty phụ trách quân sự. Thừa ty trông coi dân sự. Hiến ty nắm quyền tư pháp

Câu 22: Một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách còn giá trị đến ngày nay là gì?

  1. Chế độ hồi tỵ mở rộng
  2. Cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh
  3. Chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ
  4. Phân chia quyền lực cấp dưới thành lục Bộ

Câu 23: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có ý nghĩa như thế nào?

  1. Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng của dân tộc, tạo tiền đề cho chiến tranh xâm lược phương Bắc
  2. Có ý nghĩa quan trọng trong việc làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia, tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh
  3. Có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử đất nước, từ đây lịch sử sang một trang mới, mở ra một thời kì độc lập kéo dài suốt hơn 300 năm trước khi thực dân Pháp đến xâm chiếm
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 24: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hai cơ quan tham mưu và tư vấn tối cao của hoàng đế về hành chính, chính trị và an ninh, quân sự là:

  1. Nội các và Cơ mật viện
  2. Văn thư phòng và Bộ Quân cơ
  3. Phòng tham mưu và Cơ mật viện
  4. Ban tham mưu và Lục bộ

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Chính sách hạn điền, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trần, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
  2. Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc
  3. Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm
  4. Những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đều đi trước thời đại và mang tính dân chủ cao nên đạt được nhiều kết quả tốt

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay