Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 01:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm nào?

A. 1975

B. 1978

C. 1980

D. 1985

Câu 2: Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm nào?

A. 1990

B. 1991

C. 1995

D. 1997

Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 1990

B. 1995

C. 2000

D. 2005

Câu 4: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985 chủ yếu tập trung vào việc hợp tác với các nước nào?

A. Các nước tư bản

B. Các nước xã hội chủ nghĩa

C. Các nước Đông Nam Á

D. Các nước châu Á

Câu 5: Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại nào để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải?

A. Đàm phán và ký kết các hiệp định về phân định biên giới

B. Tăng cường quân sự hóa khu vực

C. Thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược

D. Từ chối hợp tác quốc tế

Câu 6: Ai là người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Trường Chinh

B. Lê Duẩn

C. Nguyễn Ái Quốc

D. Võ Nguyên Giáp

Câu 7: Mặt trận Việt Minh được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Giải phóng miền Bắc

B. Giải phóng miền Nam

C. Giải phóng dân tộc

D. Giải phóng giai cấp

Câu 8: Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định Sơ bộ với ai?

A. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc

B. Chính phủ Pháp

C. Chính phủ Mỹ

D. Chính phủ Anh

Câu 9: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Hồ Chí Minh phát động vào ngày nào?

A. 19-12-1945

B. 19-12-1946

C. 19-12-1947

D. 19-12-1948

Câu 10: Hồ Chí Minh đã chủ trì Đại hội Quốc dân vào ngày nào?

A. 16-8-1945

B. 17-8-1945

C. 18-8-1945

D. 19-8-1945

Câu 11: Tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương, Hồ Chí Minh được bầu làm gì?

A. Chủ tịch nước

B. Chủ tịch Đảng

C. Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng

D. Tổng Bí thư

Câu 12: Hồ Chí Minh qua đời vào ngày nào?

A. 2-9-1968

B. 2-9-1969

C. 2-9-1970

D. 2-9-1971

Câu 13: Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong khoảng thời gian nào?

A. 1945-1950

B. 1945-1954

C. 1954-1960

D. 1960-1969

Câu 14: Hồ Chí Minh đã hoạt động cách mạng ở những nước nào trong thời gian từ 1911 đến 1941?

A. Châu Á và châu Âu

B. Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ

C. Châu Mỹ và châu Phi

D. Châu Âu và châu Mỹ

Câu 15: Hồ Chí Minh đã lấy tên là gì khi hoạt động ở nước ngoài?

A. Nguyễn Tất Thành

B. Văn Ba

C. Nguyễn Ái Quốc

D. Hồ Chí Minh

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

   “… Ngày 3-2-1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam và hai bên mở cửa cơ quan đại diện của nhau. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, và là bước ngoặt phát triển quan hệ Việt – Mỹ.

    Sự kiện quan trọng nhất, mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ - Việt là ngày 11-7-1995, Tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Như vậy, cho đến thời điểm này, Mỹ là nước lớn cuối cùng trên thế giới đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam”.

         (Đinh Xuân Lý, Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945 – 2020), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.254)

a) Sau sự kiện ngày 11-7-1995, Việt Nam đã có quan hệ bình thường với tất cả các nước trên thế giới.

b) Việc Chính phủ Mỹ tuyên bố đã bỏ cấm vận đối với Việt Nam là một bước ngoặt trong quan hệ Việt – Mỹ.

c) Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác toàn diện và tin cậy từ sau năm 1995.

d) Việc Mỹ và Việt Nam mở cửa cơ quan đại diện của nhau đã chính thức đưa quan hệ hai nước bước vào thời kỳ thân thiện, hợp tác.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

 “Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bồi, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào”.

(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập:  Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)

a) Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.

b) Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rông, hướng sang phương Đông để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

c) Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.

d) Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã bước đầu giải quyết được sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay