Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Bộ trắc nghiệm gồm : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

(1945 – 1954)

(43 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?

  1. Đánh úp sọt trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
  2. Khiêu khích, tấn công quân Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
  3. Xả súng vào đoàn người mít tinh chào mừng Ngày độc lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
  4. Gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội.

Câu 2: Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. 2-9-1945.

B. 22-9-1945.

C. 19-9-1945.

D. 23-9-1945.

Câu 3: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?

  1. Tiêu hao sinh lực địch.
  2. Giam chân địch trong các đô thị.
  3. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.
  4. Bảo vệ các đô thị.

Câu 4: Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, thành phố nào kìm chân được thực dân Pháp lâu nhất?

A. Nam Định.

B. Hà Nội.

C. Huế.

D. Đà Nẵng.

Câu 5: Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp?

  1. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
  2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
  3. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
  4. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Câu 6: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1947 diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.
  2. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.
  3. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.
  4. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.

Câu 7: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.
  2. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.
  3. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.
  4. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.

Câu 8: Vị trí nào được Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

A. Cao Bằng.

B. Thất Khê.

C. Đông Khê.

D. Na Sầm.

Câu 9: Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  1. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
  2. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
  3. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.
  4. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952.

Câu 10: Từ năm 1951 đến năm 1952, về chính trị có sự kiện gì quan trọng nhất?

  1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951).
  2. Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt (3-3-1951).
  3. Hội nghị thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miến – Lào”.
  4. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I (1-5-1952).

Câu 11: Mặt trận Liên hợp quốc dân Việt Nam ra đời dựa trên cơ sở hợp nhất của hai tổ chức nào?

  1. Hội Liên Việt và Mặt trận thống nhất dân tộc giải phóng Đông Dương.
  2. Hội Liên hợp quốc dân Việt Nam và Mặt trận Đông Dương độc lập Đồng minh.
  3. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
  4. Hội Liên hợp quốc dân Việt Nam và Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng mình.

Câu 12: Tháng 12-1952, kì họp thứ ba Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua

  1. Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  2. Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
  3. Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.
  4. Luật cải cách ruộng đất.

Câu 13: Hội đồng chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua kế hoạch quân sự Na-va vào thời gian nào?

A. Tháng 5 – 1953.

B. Tháng 6 – 1953.

C. Tháng 7 – 1953.

D. Tháng 8 – 1953.

Câu 14: Na-va đề ra kế hoạch quân sự mới với hy vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu?

A. 18 tháng.

B. 16 tháng.

C. 12 tháng.

D. 20 tháng.

2. THÔNG HIỂU (13 CÂU)

Câu 1: Chính phủ nước Việt Nam kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) nhằm mục đích gì?

  1. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.
  2. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
  3. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.
  4. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

Câu 2: Ngày 19-12-1946 diễn ra sự kiện gì?

  1. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đòi giải tán lực lượng chiến đấu.
  2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  4. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Hiệp định Tạm ước (14-9-1946).

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

  1. Làm tiêu hao một phần sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố.
  2. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
  3. Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
  4. Buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 4: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho

  1. cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện.
  2. cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
  3. nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất.
  4. Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.

Câu 5: Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là

  1. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.
  2. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.
  3. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  4. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.

Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là

  1. buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta.
  2. chứng tỏ khả năng quân và dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.
  3. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi.
  4. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.

Câu 7: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thắng lợi đã

  1. Phá vỡ thế bao vây của quân Pháp cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc.
  2. Bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh – thắng nhanh” của thực dân Pháp.
  3. Đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới.
  4. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong các thành phố một thời gian.

Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là gì?

  1. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
  2. Con đường liên lạc của ta và các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.
  3. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
  4. Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành, đủ sức đối phó với âm mưu của Pháp.

Câu 9: Vì sao Đại hội đại biểu lần II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

  1. Đưa Đảng ta tiếp tục hoạt động cách mạng.
  2. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.
  3. Đảng ta đã hoạt động công khai.
  4. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 10: Nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì?

  1. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
  2. Toàn dân, toàn quân đã phát huy được tinh thần yêu nước, đoàn kết, sáng tạo trong chiến đấu và sản xuất.
  3. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất không ngừng được củng cố và mở rộng.
  4. Hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

Câu 11: Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là

  1. sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
  3. tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân ta.
  4. thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.

Câu 12: Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  1. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.
  2. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
  3. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.
  4. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

Câu 13: Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  1. Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp.
  2. Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  3. Miền Nam được giải phóng, thống nhất hoàn toàn đất nước.
  4. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

3. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Mục tiêu lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 vào tháng 12-1946 nhằm

  1. làm tiêu hao sinh lực địch, khai thông biên giới.
  2. làm cho địch hoang mang lo sợ, để cho ta có thời gian di chuyển cơ quan đầu não an toàn.
  3. để cho ta có thời gian di chuyển kho tàng, công xưởng và chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ an toàn.
  4. quyết tâm tiêu diệt địch ở các thành phố lớn.

Câu 2: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?

  1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
  2. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
  3. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
  4. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952.

Câu 3: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

A. Hồ Chí Minh.

B. Hoàng Văn Thái.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Văn Tiến Dũng.

Câu 4: Số máy bay địch bị bắn rơi trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là

A. 3000 chiếc.

B. hàng trăm chiếc.

C. nhiều chiếc.

D. 16 chiếc.

Câu 5: Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950

  1. “Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch”.
  2. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
  3. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.
  4. “Tất cả để đánh giặc Pháp xâm lược”.

Câu 6: Đâu là anh hùng đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

A. Trần Cừ.

B. Phan Đình Giót.

C. La Văn Cầu.

D. Bế Văn Đàn.

Câu 7: Báo Nhân dân trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam khi nào?

A. Năm 1930.

B. Năm 1931.

C. Năm 1951.

D. Năm 1952.

Câu 8: “Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng” là nội dung của báo cáo nào được trình bày tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?

  1. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh.
  2. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh.
  3. Bản đề cương văn hóa của Trường Chinh.
  4. Báo cáo chính trị của Lê Duẩn.

Câu 9: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây: “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như: .................... của thế kỉ XX”

  1. Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.
  2. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.
  3. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm – Xoài Mút, một Đống Đa.
  4. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.

Câu 10: Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

  1. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.
  2. “Thà hy sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”.
  3. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”.
  4. “Phải phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp”.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay