Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Bộ trắc nghiệm gồm : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 15: KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH

(35 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (19 CÂU)

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh quê ở

A. Nghệ An.

B. Hà Nội.

C. Cà Mau.

D. Hải Phòng.

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở nhỏ tên là

  1. Nguyễn Sinh Sắc.
  2. Nguyễn Sinh Cung.
  3. Nguyễn Tất Thành.
  4. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 3: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại đâu?

  1. Số 5 Châu Văn Liêm.
  2. Bến cảng Nhà Rồng.
  3. Số 20 Bến Vân Đồn.
  4. Bến cảng Hải Phòng.

Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu vào thời gian nào?

A. 5-6-1911.

B. 6-5-1911.

C. 5-5-1911.

D. 6-4-1911.

Câu 5: Năm 1908, Nguyễn Tất Thành

  1. học tại Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba.
  2. đến Bình Định và tiếp tục hoàn thành bậc Tiểu học.
  3. học tại Trường Quốc học Huế.
  4. tham gia phong trào chống thuế ở Huế.

Câu 6: Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước, với tên gọi mới là

  1. Nguyễn Sinh Cung.
  2. Nguyễn Văn Thành.
  3. Lý An Nam.
  4. Văn Ba.

Câu 7: Năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?

  1. Hội nghị Véc-xai.
  2. Hội nghị Oa-sinh-tơn.
  3. Hội nghị Pa-ri.
  4. Hội nghị Pốt-xđam.

Câu 8: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?

  1. Kêu gọi nhân dân gia tăng sản xuất.
  2. Đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  3. Soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
  4. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 9: Cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất bản vào thời gian nào?

A. Năm 1924.

B. Năm 1925.

C. Năm 1926.

D. Năm 1927.

Câu 10: Trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đâu?

A. Pháp.

B. Trung Quốc.

C. Liên Xô.

D. Việt Nam.

Câu 11: Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào?

  1. Đời sống công nhân.
  2. Người cùng khổ.
  3. Nhân đạo.
  4. Sự thật.

Câu 12: Tháng 6-1925, trong phong trào cách mạng Việt Nam đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

  1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập.
  2. Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập.
  3. Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lập.
  4. Phong trào Vô sản hóa.

Câu 13: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

  1. Báo Thanh niên.
  2. Đường Kách Mệnh.
  3. Bản án chế độ thực dân Pháp.
  4. Báo Người cùng khổ.

Câu 14: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?

  1. Quảng Châu (Trung Quốc).
  2. Hương Cảng (Trung Quốc).
  3. Phố Khâm Thiên (Hà Nội).
  4. 5D phố Hàm Long (Hà Nội).

Câu 15: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) quyết định thành lập

  1. Mặt trận Việt Minh.
  2. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
  3. chính quyền Xô Viết.
  4. chính phủ công nông binh.

Câu 16: Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

A. Tháng 7-1982.

B. Tháng 9-1942.

C. Tháng 6-1982.

D. Tháng 8-1942.

Câu 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?

A. 01-09-1945.

B. 02-09-1945.

C. 03-09-1945.

D. 04-09-1945.

Câu 18: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại

  1. Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
  2. Bến Nhà Rồng (TP.HCM).
  3. Căn cứ địa Việt Bắc.
  4. Dinh Thống Nhất (TP.HCM).

Câu 19: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Liên Xô.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Hoàn cảnh đất nước ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là gì?

  1. Thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt cách cai trị ở Việt Nam.
  2. Các phong trào yêu nước chống Pháp đều thành công.
  3. Hai miền Nam – Bắc thống nhất.
  4. Đất nước bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến đến xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Cuối tháng 8-1910, Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh với mục đích gì?

  1. thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.
  2. điểm tập trung khi sơ tán.
  3. căn cứ địa ở miền Nam.
  4. truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những trăn trở về vận mệnh của đất nước.

Câu 3: Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa

  1. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
  2. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
  3. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế.
  4. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng tư sản.

Câu 4: Khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin (7-1920), Nguyễn Ái Quốc đã

  1. khẳng định được con đường duy nhất để giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
  2. giải quyết triệt để tình trạng khủng hoảng về tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  3. khắc phục triệt để những hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối.
  4. hoàn chỉnh lí luận về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

  1. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
  2. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
  3. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ.
  4. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).

Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 trong bối cảnh nào?

  1. Nước ta sạch bóng quân thù.
  2. Quân Đồng minh chưa tiến vào Đông Dương.
  3. Nước ta có một chính phủ hợp hiến.
  4. Nhân dân ta đã giành được chính quyền.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1945 đến năm 1969?

  1. Tháng 10-1956, là Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam.
  2. Tháng 8-1945, lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
  3. Tháng 2-1951, được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  4. 1945-1954, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 8: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

  1. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
  2. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
  3. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
  4. Chuẩn bị điều kiện để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 9: Tháng 1-1946, Hồ Chí Minh

  1. cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  2. được Quốc hội khóa I bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  3. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
  4. rời Pháp đến Liên Xô, tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: “Cuộc đời 79 mùa Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại” là lời phát biểu của ai trong bài diễn văn tại Lễ kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  1. Nguyễn Phú Trọng.
  2. Trần Phú.
  3. Võ Nguyên Giáp.
  4. Lê Hồng Phong.

Câu 2: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo nào của Pháp?

  1. Báo Thanh niên.
  2. Báo Nhân dân.
  3. Báo Nhân đạo.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay