Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. Bộ trắc nghiệm gồm : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 10: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

(27 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)

Câu 1: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội mấy?

A. Đại hội V.

B. Đại hội VI.

C. Đại hội VII.

D. Đại hội VIII.

Câu 2: Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Câu 3: Mục tiêu tổng quát của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986-1995 là

  1. Xóa bỏ cơ chế bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  2. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  3. Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế.
  4. Tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 4: Đặc điểm đối ngoại về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1996-2006 là

  1. Xây dựng và tăng cường an ninh – quốc phòng.
  2. Đặt trọng tâm chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
  3. Nhấn mạnh phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ.
  4. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.

Câu 5: Đặc điểm chính trị về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1996-2006 là

  1. Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.
  2. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tham gia phân công lao động quốc tế.
  3. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
  4. Tăng cường đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tăng cường tiềm lực về cơ sở - vật chất.

Câu 6: Đổi mới toàn diện và đồng bộ được thể hiện như thế nào trong nội dung cơ bản đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1995?

  1. Phấn đấu bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
  2. Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định.
  3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  4. Tiến hành đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng vừa phát huy quyền làm chủ của người dân, vừa phát huy quyền lực của cơ quan Nhà nước.

Câu 7: Đặc điểm kinh tế về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 2006 đến nay là

  1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  2. Xây dựng Ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực – Thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu.
  3. Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại.
  4. Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế - xã hội.

Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào?

A. Năm 1986.

B. Năm 2006.

C. Năm 1997.

D. Năm 1996.

Câu 9: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào?

A. Năm 1986.

B. Năm 1991.

C. Năm 1997.

D. Năm 1996.

Câu 10: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào?

A. Năm 1991.

B. Năm 2006.

C. Năm 1997.

D. Năm 1996.

Câu 11: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) đã chủ trương

  1. đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
  2. đảm bảo đời sống nhân dân ổn định, ấm no.
  3. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  4. xây dựng chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế chung của thời đại.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Theo quan điểm đối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa đổi mới kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào?

  1. Tách bạch với nhau.
  2. Gắn liền với nhau.
  3. Chính trị quyết định hơn.
  4. Chính trị là trọng tâm.

Câu 2: Đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương

  1. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.
  2. Tập trung đổi mới về kinh tế xã hội.
  3. Đổi mới căn bản và toàn diện.
  4. Tập trung đổi mới về chính trị, tư tưởng.

Câu 3: Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?

  1. Lương thực - thực phẩm.
  2. Hàng nội địa.
  3. Hàng tiêu dùng.
  4. Hàng xuất khẩu.

Câu 4: Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990) chứng tỏ điều gì?

  1. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.
  2. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  3. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp.
  4. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.

Câu 5: Đâu không phải nội dung cơ bản về kinh tế trong đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1995?

  1. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp.
  2. Phát triển hàng hóa xã hội chủ nghĩa.
  3. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  4. Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực – Thực phẩm và Hàng tiêu dùng.

Câu 6: Thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam giai đoạn 1986-1991 là

  1. Xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
  2. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), APEC (1998) và WTO (2007).
  3. Nâng cao vị thế quốc tế, tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế.
  4. Nền kinh tế có bước phát triển, thoát khỏi khủng hoảng; đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là nội dung công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam giai đoạn 1991-2006?

  1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  2. Từng bước tháo gỡ các cơ chế cũ, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội.
  4. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 8: Đặc điểm văn hóa – xã hội về nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 2006 đến nay là

  1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
  2. Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  3. Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo,...
  4. Coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã bầu ai làm Tổng Bí thư Đảng?

A. Nguyễn Văn Linh.

B. Trần Phú.

C. Nguyễn Phú Trọng.

D. Lê Hồng Phong.

Câu 2: Đâu không phải lí do để nông nghiệp đứng vị trí hàng đầu trong Ba chương trình kinh tế thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1986-1990?

  1. Do những lợi thế về nông nghiệp của Việt Nam.
  2. Do đầu tư vốn vào nông nghiệp ít, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với các ngành khác.
  3. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp.
  4. Do nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm nông nghiệp lớn.

Câu 3: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển” là chủ trương đổi mới toàn diện và đồng bộ trong công cuộc đổi mới giai đoạn nào?

  1. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986-1995).
  2. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006).
  3. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006 – nay).
  4. Giai đoạn tiến lên chủ nghĩa xã hội (1986 – nay).

Câu 4: “Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng” là nhận định của đại hội đại biểu lần thứ mấy?

A. Đại hội VII.

B. Đại hội VI.

C. Đại hội X.

D. Đại hội XV.

Câu 5: “Đại hội của trí tuệ - đổi mới, dân chủ - kỷ cương - đoàn kết, đánh dấu bước trưởng thành về nhận thức và tư duy sáng tạo của Đảng” là nhận định của đại hội đại biểu lần thứ mấy?

A. Đại hội VII.

B. Đại hội VI.

C. Đại hội X.

D. Đại hội XV.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay