Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực. Bộ trắc nghiệm gồm : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 5: CỘNG ĐỒNG ASEAN: TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC

(23 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á được tuyên bố ở

  1. Hội nghị Diên Hồng.
  2. Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển.
  3. Hội nghị quốc tế về Đông Dương.
  4. Tuyên bố Băng Cốc (1967).

Câu 2: Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại

A. Thái Lan.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Việt Nam.

D. Phi-líp-pin.

Câu 3: Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức vào năm

A. 2000.

B. 1999.

C. 1997.

D. 2004.

Câu 4: Văn kiện nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng cho sự phát triển trong tương lai của ASEAN là

  1. Văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
  2. Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.
  3. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản.
  4. Văn kiện Cương lĩnh chính trị.

Câu 5: Cộng đồng ASEAN được thành lập vào thời gian nào?

A. 31-12-2015.

B. 22-11-2015.

C. 20-11-2015.

D. 30-12-2015.

Câu 6: Lễ kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN vào thời gian nào?

A. 31-12-2015.

B. 22-11-2015.

C. 20-11-2015.

D. 30-12-2015.

Câu 7: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 được tổ chức tại

A. Thái Lan.

B. Cam-pu-chia.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Hà Nội.

Câu 8: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 được tổ chức tại Hà Nội vào năm

A. 2020.

B. 2018.

C. 2019.

D. 2025.

Câu 9: Phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội là nỗ lực của

A. ASPC.

B. AEC.

C. ASEAN.

D. ASCC.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là lĩnh vực của mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN?

  1. kinh tế.
  2. chính trị - an ninh.
  3. văn hóa - xã hội.
  4. nghệ thuật - văn hóa.

Câu 2: Bối cảnh khi xây dựng Cộng đồng ASEAN là

  1. Sự cạnh tranh gay gắt giữa hai cường quốc Liên Xô – Trung Quốc.
  2. Nhu cầu hợp tác và phát triển chung của các nước Đông Nam Á.
  3. Chiến tranh lạnh dần suy yếu.
  4. Các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của Pháp.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN?

  1. Tạo dựng một khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển.
  2. Thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh.
  3. Nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
  4. Tạo dựng sự cạnh tranh, phát triển kinh tế của các quốc gia.

Câu 4: Đâu không phải là trụ cột của Cộng đồng ASEAN?

  1. Cộng đồng Chia sẻ tương lai Việt Nam.
  2. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC).
  3. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
  4. Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).

Câu 5: Nội dung nào không phải là thách thức của Cộng đồng ASEAN?

  1. Chính trị ở một số nước còn phức tạp, tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương.
  2. Chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,...
  3. Vị thế đối ngoại ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.
  4. Diễn biến phức tạp trên Biển Đông.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chính của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)?

  1. Hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị, chuẩn mực chung.
  2. Gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện.
  3. Xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.
  4. Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)?

  1. Tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất.
  2. Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều.
  3. Xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.
  4. Đưa Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chính của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (APSC)?

  1. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh khu vực lên một tầm cao mới.
  2. Chú trọng phát triển con người.
  3. Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực.
  4. Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: “Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực” là nội dung của văn kiện

  1. Tầm nhìn ASEAN 2022.
  2. Tầm nhìn ASEAN 2020.
  3. Tầm nhìn ASEAN 2015.
  4. Tầm nhìn ASEAN 2019.

Câu 2: “Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích đảm bảo hòa bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực” được trích trong

  1. Thỏa ước Ba-li II (2003).
  2. Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015).
  3. Hội nghị cấp cao ASEAN 14.
  4. Tầm nhìn ASEAN 2025.

Câu 3: Năm 2021, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ nhất.

B. Thứ tư.

C. Thứ ba.

D. Thứ năm.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay