Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 4: Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bộ trắc nghiệm gồm : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

(31 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Năm 1961, Hiệp hội Đông Nam Á gồm những nước nào?

  1. Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Sin-ga-po.
  2. Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan.
  3. Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
  4. Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin.

Câu 2: Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm những nước nào?

  1. In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia.
  2. Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam.
  3. Đông-ti-mo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a.
  4. Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.

Câu 3: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chính thức thành lập với sự tham gia của bao nhiêu nước?

A. 2 nước.

B. 4 nước.

C. 5 nước.

D. 3 nước.

Câu 4: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á viết tắt là

A. ASEAN.

B. UNICEF.

C. UNESCO.

D. WTO.

Câu 5: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?

  1. Tháng 8-1968, tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
  2. Tháng 8-1968, tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
  3. Tháng 8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan).
  4. Tháng 10-1967, tại Xin-ga-po.

Câu 6: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào?

A. 1967.

B. 1977.

C. 1995.

D. 1997.

Câu 7: Năm 1967, năm nước gồm Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xin-ga-po đã kí tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại

  1. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
  2. Ma-ni-la (Phi-líp-pin).
  3. Băng Cốc (Thái Lan).
  4. Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a).

Câu 8: Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?

A. 1967.

B. 1995.

C. 1999.

D. 1997.

Câu 9: Lào và Mi-an-ma gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?

A. 1967.

B. 1995.

C. 1999.

D. 1997.

Câu 10: Nước thứ 6 gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Bru-nây.

D. Cam-pu-chia.

Câu 11: Tính đến thời điểm hiện tại, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có bao nhiêu nước thành viên?

A. 3 nước.

B. 6 nước.

C. 9 nước.

D. 10 nước.

Câu 12: Tuyên bố quan trọng khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

  1. Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN.
  2. Tuyên bố Ba-li II.
  3. Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập.
  4. Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN.

Câu 13: Trong khu vực Đông Nam Á, nước nào chưa gia nhập ASEAN?

A. Phi-líp-pin.

B. Mi-an-ma.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Đông Ti-mo.

2. THÔNG HIỂU (11 CÂU)

Câu 1: Mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á là

  1. xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.
  2. xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
  3. phát triển nhanh chóng nền kinh tế, ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm biến Đông Nam Á thành trung tâm kinh tế - tài chính đủ sức cạnh tranh với Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.
  4. đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Câu 3: Đâu không phải là mục đích khi thành lập ASEAN?

  1. Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội.
  2. Phấn đấu để ASEAN trở thành tổ chức bao gồm tất cả các quốc gia châu Á.
  3. Tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển và hội nhập với khu vực, thế giới.
  4. Phấn đấu để Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng.

Câu 4: Nước nào sau đây ở Đông Nam Á không phải là nước kí tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1976?

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Bru-nây.

D. Phi-líp-pin.

Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

  1. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia.
  2. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực.
  3. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ về kinh tế - tài chính từ Liên Xô.
  4. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương tiếp tục leo thang.

Câu 6: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

  1. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
  2. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
  3. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
  4. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Câu 7: Từ năm 2015 đến nay, thành lập và xây dựng Cộng đồng ASEAN không nhằm lĩnh vực

  1. chính trị - an ninh.
  2. kinh tế.
  3. văn hóa – xã hội.
  4. an ninh quốc phòng.

Câu 8: Quan hệ giữa ASEAN với 3 nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là

  1. Đối đầu căng thẳng.
  2. Giúp đỡ nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp – Mỹ.
  3. Trung lập, không can thiệp vào công việc của nhau.
  4. Hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng về bối cảnh lịch sử đưa đến xu hướng mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?

  1. Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
  2. Vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết.
  3. Chống lại sự hình thành trật tự đa cực.
  4. Tình hình chính trị khu vực được cải thiện.

Câu 10: Trong những sự kiện dưới đây sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN?

  1. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1991.
  2. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.
  3. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.
  4. 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức năm 1999.

Câu 11: Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?

  1. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành đấu tranh đòi độc lập.
  2. Mỹ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh Việt Nam.
  3. Hình thành nhiều tổ chức hợp tác trong khu vực.
  4. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nà của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

  1. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
  2. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  3. Thông qua các dự án.
  4. Thông qua các chương trình phát triển.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là thách thức của ASEAN hiện nay?

  1. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
  2. Vấn đề người nhập cư.
  3. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.
  4. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc.

Câu 3: Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã xác định nhiều nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc nào?

  1. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  2. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước sáng lập.
  3. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  4. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

  1. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  2. Thông qua kí kết các hiệp ước.
  3. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  4. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay