Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Bộ trắc nghiệm gồm : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

(1954 – 1975)

(46 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là

  1. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  2. đất nước chưa được thống nhất.
  3. miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
  4. cả nước độc lập, thống nhất.

Câu 2: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

  1. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
  2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
  3. Thắng lợi trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
  4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 3: Trong những năm 1965-1968, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?

  1. Đông Dương hóa chiến tranh.
  2. Việt Nam hóa chiến tranh.
  3. Chiến tranh đơn phương.
  4. Chiến tranh cục bộ.

Câu 4: Phạm vi thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ là

A. Miền Nam.

B. Cả nước.

C. Miền Bắc.

D. Đông Dương.

Câu 5: Hội nghị lần thứ 15 (1-1959), Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định

  1. tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình để gìn giữ lực lượng cách mạng.
  2. tiếp tục đấu tranh buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.
  3. dùng đấu tranh ngoại giao để đàm phán kết thúc chiến tranh.
  4. để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.

Câu 6: Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

A. Đồng Khởi.

B. Bác Ái.

C. Ấp Bắc.

D. Vạn Tường.

Câu 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam được diễn ra trong thời gian nào và ở đâu?

  1. Tháng 9 - 1960 tại Hà Nội.
  2. Tháng 5 - 1960 tại Hà Nội.
  3. Tháng 8 - 1960 tại Hà Nội.
  4. Tháng 4 - 1960 tại Hà Nội.

Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là

  1. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
  2. tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
  3. chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
  4. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc.

Câu 9: Âm mưu cơ bản của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là

  1. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
  2. Đưa quân Mỹ ào ạt vào miền Nam.
  3. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.
  4. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Câu 10: Chiến lược Chiến tranh cục bộ ra đời trong hoàn cảnh nào?

  1. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  2. Sau phong trào Đồng khởi.
  3. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
  4. Sau thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Câu 11: Lực lượng tiến hành xâm lược chiến tranh cục bộ là?

  1. Quân đội Sài Gòn, quân đội Mỹ, quân biệt kích.
  2. Quân đội Mỹ và quân đồng minh.
  3. Quân đội Mỹ, quân đồng minh, quân đội Sài Gòn.
  4. Quân đội Mỹ, lính đánh thuê.

Câu 12: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào do Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?

  1. Chiến tranh đặc biệt.
  2. Chiến tranh cục bộ.
  3. Việt Nam hóa chiến tranh.
  4. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 13: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mỹ?

  1. Trận Vạn Tường (18-8-1965).
  2. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972).
  3. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).
  4. Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968).

Câu 14: Mỹ đề ra “Kế hoạch Xtalây - Taylo” nhằm bình định toàn miền Nam trong vòng

A.18 tháng.

B. 2 năm.

C. 8 tháng.

D. 12 tháng.

Câu 15: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào?

  1. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
  2. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
  3. Mỹ kí Hiệp định Pari năm 1973.
  4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

Câu 16: Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là

  1. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
  2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  3. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
  4. Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Câu 17: Thời gian diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 là

A. tháng 1 – 1959.

B. tháng 7 – 1973.

C. tháng 5 – 1945.

D. tháng 3 – 1973.

Câu 18: Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào?

  1. Quân sự, chính trị, ngoại giao.
  2. Chính trị, ngoại giao.
  3. Quân sự, ngoại giao.
  4. Chính trị, quân sự.

Câu 19: Chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là

A. Huế - Đà Nẵng.

B. Tây Nguyên.

C. Sài Gòn - Gia Định.

D. Quảng Trị.

Câu 20: 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  1. Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống.
  2. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức.
  3. Toàn bộ miền Nam được giải phóng.
  4. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

2. THÔNG HIỂU (16 CÂU)

Câu 1: Ý nào sau đây không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam?

  1. Nhanh chóng tạo ưu thế mới về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân ta bằng các cuộc hành quân “tìm, diệt”.
  2. Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về thế phòng ngự, phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới.
  3. Mở các cuộc hành quân “tìm, diệt” và “bình định” vào các vùng giải phóng của ta.
  4. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” và coi đây là “xương sống” của chiến lược.

Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mỹ phải “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược?

  1. Mỹ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại hội nghị Pari.
  2. Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” năm 1959-1960.
  3. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.
  4. Chiến thắng trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là bối cảnh miền Bắc nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1960?

  1. Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất.
  2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
  3. Đấu tranh chống Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm.
  4. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 4: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

  1. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mỹ.
  2. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  3. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
  4. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?

  1. Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam.
  2. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng.
  3. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng.
  4. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam.

Câu 6: Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1-1959)?

  1. Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam.
  2. Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
  3. Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam.
  4. Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.

Câu 7: Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là

  1. phát triển nông nghiệp, công nghiệp.
  2. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  3. tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
  4. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 8: Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) là

  1. Chính trị, quân sự, binh vận.
  2. Chính trị, kinh tế, quân sự.
  3. Chính trị, quân sự, ngoại giao.
  4. Quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Câu 9: Vì sao Mỹ lại chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?

  1. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại.
  2. Phong trào “Đồng khởi” đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam.
  3. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam.
  4. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố.

Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ?

  1. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
  2. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.
  3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
  4. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 11: Chiến thắng Vạn Tường (1963) đã mở ra cao trào

  1. “đánh nhanh tiến nhanh, đánh chắc tiến chắc”.
  2. “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
  3. “tất cả vì miền Nam thân yêu”.
  4. “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu 12: Nguyên nhân khách quan nào khiến Mỹ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”?

  1. Sự thất bại của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
  2. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mỹ.
  3. Tác động của xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
  4. Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 13: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam?

  1. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam.
  2. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
  3. Xác định được kẻ thù của nhân dân miền Nam.
  4. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 14: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là

  1. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
  2. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  3. Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới.
  4. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Câu 15: Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đối với Việt Nam?

  1. Kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng.
  2. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  3. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam.
  4. Mở ra kỉ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 16: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là

  1. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc Đông Dương.
  3. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
  4. Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: “Đội quân tóc dài” ra đời từ phong trào Đồng khởi ở Bến Tre do ai lãnh đạo?

  1. Triệu Thị Trinh.
  2. Võ Thị Sáu.
  3. Nguyễn Thị Minh Khai.
  4. Nguyễn Thị Định.

Câu 2: “Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”.

Hai câu thơ này là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mỹ - Diệm thực hiện chính sách gì?

  1. Tố cộng, diệt cộng.
  2. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt.
  3. Dồn dân, lập ấp chiến lược.
  4. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

Câu 3: Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

  1. Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
  2. Cố vấn Mỹ.
  3. Phương tiện chiến tranh của Mỹ.
  4. Ấp chiến lược.

Câu 4: “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?

  1. Cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo càn quét.
  2. Phá ấp chiến lược.
  3. Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên.
  4. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.

Câu 5: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào?

  1. Chiến dịch Tây Nguyên.
  2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
  3. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
  4. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 6: Trong những năm 1955-1975, nước nào đã viện trợ về kinh tế - kĩ thuật cho Việt Nam?

A. Mỹ.

B. Anh.

C. Liên Xô.

D. Pháp.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay