Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 04:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985?

A. Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.

C. Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.

D. Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động của Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác trong giai đoạn 1975-1985?

A. Tích cực đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mĩ.

B. Hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo.

C. Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản, thành lập cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều nước.

D. Chủ trương thúc đẩy đối thoại, từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thành viên ASEAN.

Câu 3: Để đảm bảo hòa bình, ổn định, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc, Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết các thỏa thuận, các hiệp định về

A. chương trình cắt giảm thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).

B. đối tác xuyên Thái Bình Dương.

C. phân định biên giới trên bộ, trên biển.

D. Liên minh kinh tế Á – Âu.

Câu 4: Việt Nam kí kết Nghị định thư Ki-ô-tô nhằm mục đích gì?

A. cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính.

B. phát triển kinh tế bền vững.

C. giao lưu văn hóa, nghệ thuật đa quốc gia.

D. phát triển giáo dục, nghệ thuật giữa các nước châu Á.

Câu 5: “Hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” là định hướng chung cho hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam tại

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991).

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996).

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006).

Câu 6: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo nào của Pháp?

A. Báo Thanh niên.

B. Báo Nhân dân.

C. Báo Nhân đạo.

D. Báo Người cùng khổ.

Câu 7: Câu nói của Bác Hồ “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” gắn với sự kiện nào? 

A. Khi tham gia Đảng Xã hội Pháp đầu năm 1919.

B. Khi đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa tháng 7-1920.

C. Khi tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa tháng 10-1921.

D. Khi dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân ở Nga tháng 10-1923.

Câu 8: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 có điểm mới nào sau đây so với hoạt động của các sĩ phu tiến bộ Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Kêu gọi thanh niên ủng hộ một số tổ chức yêu nước chống thực dân Pháp.

B. Sáng lập một chính đảng có chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc.

C. Tập hợp lực lượng cách mạng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội.

D. Vận động quần chúng tham gia các phong trào chống đế quốc.

Câu 9: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.

B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.

D. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng.

Câu 10: Cuối tháng 8-1910, Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh với mục đích gì?

A. thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. điểm tập trung khi sơ tán.

C. căn cứ địa ở miền Nam.

D. truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những trăn trở về vận mệnh của đất nước.

Câu 11: Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”? 

A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).

B. Gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.

C. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920).

Câu 12: Ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước là 

A. chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam.

B. mở ra giai đoạn phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

C. hoàn tất quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?

A. Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

B. Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.

C. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.

D. Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 14: Sự kiện nào sau đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).

B. Nguyễn Ái quốc hoàn thành lớp đào tạo cán bộ (1927).

C. Ba tổ chức cộng sản của Việt Nam được thành lập (1929).

D. Đảng viên Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa (1929).

Câu 15: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì? 

A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. 

B. Thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất cho triệt để.

C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.

D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng làm cách mạng dân tộc.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

 “Công cuộc Đổi mới bắt đầu chưa được bao lâu thì cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã… Ngoại giao Việt Nam bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi sâu sắc và phức tạp. Đặc biệt, các mối quan hệ đối tác – đối thủ, hợp tác – cạnh tranh diễn ra nhiều chiều, đan xen nhau, đòi hỏi ngoại giao phải nâng cao tính linh hoạt, chủ động và sáng tạo… Nắm bắt đặc điểm đó của tình hình quốc tế, ngoại giao đã chuyển hướng mạnh sang phục vụ kinh tế và để làm được điều đó, chúng ta đã ra sức tạo ra môi trường ổn định và điều kiện quốc tế thuận lợi, tranh thủ sự hợp tác của các nước…”.

(Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh,  NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.56 – 57)

a) Theo đoạn trích, bối cảnh quốc tế cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỉ XX có nhiều thay đổi và phức tạp.

b)  Sự tan rã của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là một yếu tố thúc đẩy Việt Nam điều chỉnh chính sách đối ngoại.

c) Từ những năm 80 của thế kỉ XX, ngoại giao Việt Nam chuyển hẳn từ ngoại giao chính trị sang ngoại giao kinh tế.

d) Một trong những bài học từ thực tiễn hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì Đổi mới là phải chủ động, sáng tạo, dựa vào nước ngoài để đưa ra chính sách.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui…”.

(Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên báo Cứu quốc,  số 147, ngày 21/1/1946)

a) Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân.

b) Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định luôn cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và Tổ quốc.

c) Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí về quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay