Phiếu trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều ôn tập chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV (PHẦN 4)

Câu 1: Quân các lộ ở đồng bằng gọi là gì?

A. Cấm binh

B. Chính binh

C. Phiên binh

D. Hương binh

Câu 2: Trần Cảnh lên ngôi vua lúc bao nhiêu tuổi?

A. 12 tuổi

B. 6 Tuổi

C. 10 tuổi

D. 8 tuổi

Câu 3: Quân ở làng xã gọi là gì?

A. Phiên binh

B. Hương binh

C. Cấm binh

D. Chính binh

 

Câu 4: Đê Đỉnh Nhĩ là gì?

A. Đê đắp từ đầu nguồn đến cửa biển

B. Đê đắp ngang cửa biển

C. Đê đắp ở đầu nguồn đến cuối sông

D. Đê đắp ở sông lớn và các nhánh sông

Câu 5: Năm 1358, diễn ra cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân? Khởi nghĩa nổ ra ở đâu?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh - ở Thanh Hóa

B. Khởi nghĩa của Nguyễn Bố - Ở Bắc Giang

C. Khởi nghĩa của Nguyễn KỴ - ở Nông Cống

D. Khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương

Câu 6: Dương Tam Kha đã cướp ngôi của họ Ngô trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Tình hình đất nước rối loạn, nguy cơ ngoại xâm

B. Ngô Quyền mất, con còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh giữ vững chính quyền trung ương. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định

C. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình gay gắt, tranh giành quyền lực

D. Vua mới còn nhỏ, giao quyền chấp chính cho Dương Tam Kha

 

Câu 7: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

A. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước

B. rơi vào tình trạng hỗn loạn "loạn 12 sứ quân"

C. quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha

 

Câu 8: Khi Ngô Quyền mất đã nhường ngôi lại cho ai?

A. Ngô Xương Ngập

B. Ngô Xương Văn

C. Ngô Xương Xí

D. Đinh Tiên Hoàng

 

Câu 9:  Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc?

A. Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.

B. Xưng vương.

C. Đóng đô ở Cổ Loa.

D. Đặt tên nước.

 

Câu 10: Chiến thắng sông Bạch Đằng diễn ra vào năm nào?

A. 936

B. 938

C. 937

D. 939

 

Câu 11: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.

D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.

 

Câu 12: Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của

A. Làng xã

B. Nông dân

C. Địa chủ

D. Nhà nước

 

Câu 13: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh lại chọn Hoa Lư làm kinh đô?

A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư.

B. Hoa Lư có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội.

C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước.

D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước.

Câu 14: Đâu không phải nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh

B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo đất nước

C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt

D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga

 

Câu 15: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?     

A. Năm 1008    

B. Năm 1009    

C. Năm 1010    

D. Năm 1011

 

Câu 16: Cấm quân là:

A. quân phòng vệ biên giới.

B. quân phòng vệ các lộ.

C. quân phòng vệ các phủ.

D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.

 

Câu 17: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng? 

A. Hòa hảo thân thiện.    

B. Đoàn kết tránh xung đột.    

C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.    

D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

 

Câu 18: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì?

A. Làm suy yếu lực lượng của Cham-pa

B. Làm suy yếu lực lượng của Đại Việt

C. Phá vỡ quan hệ Đại Việt-Cham – pa

D. Tất cả các câu trên đều đúng

 

Câu 19: Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ… Đó là khó khăn của:

A. Đại Việt giữa thế kỉ XI

B. Đại Cồ Việt đầu thế kỉ X

C. Nhà Tống ở Trung Quốc giữa thế kỉ XI

D. Tất cả đều đúng

 

Câu 20: Ý nào không minh chứng cho sự chuẩn bị của nhà Tống cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt?

A. Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía Nam

B. Ngăn trở việc buôn bán đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người

C. Xây dựng các căn cứ để chuẩn bị cho cuộc chiến ở gần biên giới Đại Việt

D. Cử sứ giả sang Đại Việt mượn đường để đánh Champa

 

Câu 21: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long

B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh

C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước

D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua

 

Câu 22: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào thời gian nào?

A. Tháng 12/1226

B. Tháng 11/1225

C. Tháng 8/1226

D. Tháng 7/1225

 

Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà Trần đối với giáo dục? 

A. Mở các trường công để đào tạo con em quý tộc, quan lại

B. Định lệ thi thái học sinh 7 năm một lần

C. Quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình

D. Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu

 

Câu 24: Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự gì?

A. Tập hợp đông đảo nhân dân đấu tranh.

B. Tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu.

C. Nước nhỏ chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều lần.

D. Buộc địch chuyển từ chủ động sang bị động.

 

Câu 25: Tại sao lại nói rằng nước Đại Việt dưới thời nhà Trần phát triển hơn dưới thời Lý?

A. Thời Trần sử đổi, bổ sung thêm pháp luật

B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng

C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế

D. Tất cả các câu trên đều đúng

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay