Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, vai trò của nhân dân được thể hiện như thế nào?
A. Chỉ hỗ trợ quân đội về hậu cần.
B. Trực tiếp tham gia chiến đấu, tạo thành lực lượng nòng cốt chống giặc.
C. Chỉ tham gia kháng chiến khi có lệnh từ triều đình.
D. Không đóng vai trò quan trọng vì cuộc chiến do quân đội nhà Trần đảm nhiệm.
Câu 2: Nếu không có trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288, cuộc kháng chiến lần thứ ba sẽ có khả năng diễn ra theo hướng nào?
A. Quân Nguyên vẫn phải rút lui nhưng chậm hơn và ít thiệt hại hơn.
B. Quân Nguyên có thể củng cố lực lượng và tiếp tục đánh chiếm Đại Việt.
C. Quân Nguyên sẽ rút lui ngay lập tức mà không cần giao tranh.
D. Không có gì thay đổi vì quân Nguyên đã suy yếu.
Câu 3: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?
A. Lui quân để bảo toàn lực lượng.
B. Dâng biểu xin hàng.
C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công.
D. Dốc toàn lực phản công.
Câu 4: Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, lần nào là thử thách lớn nhất đối với quân dân nhà Trần?
A. Lần thứ nhất (1258).
B. Lần thứ hai (1285).
C. Lần thứ ba (1288).
D. Cả ba lần đều như nhau.
Câu 5: Bài học lớn nhất rút ra từ cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên là gì?
A. Muốn chiến thắng phải có quân đội mạnh.
B. Chiến lược phù hợp, tinh thần đoàn kết và sự chủ động quyết định thắng lợi.
C. Chỉ cần có vua giỏi, đất nước sẽ không bị xâm lược.
D. Phải liên minh với nước khác mới có thể chống giặc.
Câu 6: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
A. Trả lại thư ngay.
B. Bắt giam vào ngục.
C. Tỏ thái độ giảng hoà.
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Câu 7: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?
A. Chương Dương.
B. Quy Hoá.
C. Bình Lệ Nguyên.
D. Các vùng trên.
Câu 8: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ của quân dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của ai?
A. Trần Thái Tông.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Thánh Tông.
D. Câu a và b đúng.
Câu 9: Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào?
A. Năm 1400.
B. Năm 1406.
C. Năm 1407.
D. Năm 1408.
Câu 10: Lực lượng nhà Minh vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân?
A. 10 vạn quân và hàng nghìn dân phu.
B. 30 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.
C. 40 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.
D. 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu.
Câu 11: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?
A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.
B. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.
C. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.
D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.
Câu 12: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 - 1923 là?
A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui.
B. Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam.
C. Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi.
D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công.
Câu 13: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm.
D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 15: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?
A. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Việt.
B. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Nam.
C. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Việt Nam.
D. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Nam Việt.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1:
Bảng: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Giai đoạn | Những sự kiện chính |
1418 – 1423 | - Năm 1418, Lê Lợi tập hợp nghĩa sĩ dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn. - Giữa năm 1423, nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh tạm hòa. |
1424 – 1426 | - Cuối năm 1424, nghĩa quân chuyển vào Nghệ An. - Đến cuối năm 1426, nghĩa quân đã làm chủ Thuận Hóa, rồi tấn công ra Bắc. |
1426 – 1427 | - Cuối năm 1426, nghĩa quân đánh tán trên 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động. - Cuối năm 1427, khoảng 15 vạn viện binh quân Minh cũng bị đánh tan trong trận Chi Lăng – Xương Giang. - Sau trận Chi Lăng – Xương Giang, quân Minh chấp nhận nghị hòa, rút về nước. |
A. Khởi nghĩa Lam Sơn khởi đầu từ Thanh Hóa, phát triển vào phía nam rồi tiến ra phía bắc.
B. Lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn ngày càng mở rộng, bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau.
C. Lực lượng vũ trang của nghĩa quân Lam Sơn đã áp đảo quân đội nhà Minh từ năm 1424.
D. Nghĩa quân Lam Sơn từng bước trở thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc quy mô lớn.
Câu 2: “Triều Lê sơ thành lập, có thể được coi như một bước ngoặt lịch sử, trong những điều kiện thuận lợi cho những yếu tố phong kiến phát triển. Thiết chế - ý thức hệ phong kiến mà nhà Minh áp đặt trong hai thập kỉ thuộc Minh đã để lại những hệ quả sâu sắc… Ở đây, một nhà nước chuyên chế toàn năng, can thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, đã được xác lập. Đẳng cấp quan liêu được tuyển lựa qua khoa cử, đã trở thành lực lượng thống trị, ngày càng xa cách khối quần chúng bình dân làng xã. Trên danh nghĩa, Nho giáo được coi như một hệ tư tưởng phong kiến chính thống độc tôn. Thiết chế - hệ tư tưởng phong kiến đến giai đoạn này, đã được hoàn chỉnh”.
(Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam,
NXB Giáo dục, 2007, tr.129)
A. Đoạn tư liệu phản ánh thành tựu của văn minh Đại Việt dưới thời kì Lê sơ trên một số lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục.
B. Thiết chế chính trị của vương triều Lê sơ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nhà Minh (Trung Quốc).
C. Dưới thời kì Lê sơ, Nho giáo đã chính thức được nâng lên địa vị độc tôn.
D. Tính quan liêu, chuyên chế là một đặc điểm nổi bật của bộ máy nhà nước dưới thời kì vương triều Lê sơ.
Câu 3:............................................
............................................
............................................