Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Sự sáp nhập vùng đất phía Nam vào lãnh thổ Đại Việt có tác động như thế nào đối với nền kinh tế?
A. Giúp mở rộng diện tích canh tác, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
B. Thúc đẩy giao thương đường biển và phát triển thương mại với nước ngoài.
C. Tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu dân cư và phương thức sản xuất.
D. Góp phần hình thành các trung tâm thương mại mới tại vùng đất này.
Câu 2: Tại sao các triều đại Đại Việt lại có thể mở rộng lãnh thổ về phía Nam một cách thuận lợi?
A. Chăm Pa suy yếu do chiến tranh liên miên và nội bộ không ổn định.
B. Quân đội Đại Việt mạnh hơn hẳn so với các vương quốc phía Nam.
C. Các triều đình Đại Việt có chính sách linh hoạt trong việc tiếp nhận đất đai mới.
D. Các nước láng giềng không quan tâm đến việc tranh chấp vùng đất này.
Câu 3: So với việc mở rộng lãnh thổ về phía Tây, quá trình Nam tiến của Đại Việt có gì thuận lợi hơn?
A. Vùng đất phía Nam có dân cư thưa thớt, dễ dàng định cư.
B. Các triều đại phía Nam yếu hơn nên không thể kháng cự lâu dài.
C. Đại Việt có thể kiểm soát con đường biển và thương mại quan trọng.
D. Các triều đình Đại Việt có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh với phương Nam.
Câu 4: Nếu Đại Việt không tiến hành mở rộng về phía Nam, điều gì có thể xảy ra với nền chính trị nước ta vào thế kỷ XVI?
A. Lãnh thổ Đại Việt sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến vị thế khu vực.
B. Các triều đình sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sự ổn định.
C. Đại Việt có thể bị đe dọa bởi các thế lực nước ngoài ở phương Nam.
D. Nền kinh tế sẽ không phát triển mạnh mẽ do thiếu tài nguyên từ vùng đất mới.
Câu 5: Bài học quan trọng nhất rút ra từ quá trình mở rộng lãnh thổ phía Nam của Đại Việt là gì?
A. Cần có chiến lược hợp lý để phát triển bền vững các vùng đất mới.
B. Quân sự đóng vai trò quyết định trong việc mở rộng lãnh thổ.
C. Việc đồng hóa cư dân bản địa là điều kiện tiên quyết để kiểm soát vùng đất mới.
D. Không nên tiến hành mở rộng lãnh thổ khi chưa có sự chuẩn bị đầy đủ.
Câu 6: Vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về họp bàn cách đánh giặc. Hội nghị mở vào năm nào?
A. 1258.
B. 1285.
C. 1259.
D. 1295.
Câu 7: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cô vào Thăng Long?
A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.
B. “Vườn không nhà trống”.
C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.
D. Câu b và c đúng.
Câu 8: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu?
A. Quy Hoá.
B. Đông Bộ Đầu.
C. Chương Dương.
D. Hàm Tử.
Câu 9: Nêu địa danh diễn ra cuộc khởi nghĩa của Phạm Ngọc?
A. Quảng Ninh.
B. Đông Triều.
C. Bắc Giang.
D. Đồ Sơn (Hải Phòng).
Câu 10: Quân Minh xâm lược nước ta vào thời gian nào?
A. Tháng 11 năm 1407.
B. Tháng 12 năm 1406.
C. Tháng 11 năm 1406.
D. Tháng 10 năm 1406.
Câu 11: Tướng nào cầm đầu quân Minh xâm lược nước ta?
A. Tướng Trương Phụ.
B. Tướng Vương Thông.
C. Tướng Liễu Thăng.
D. Tướng Mộc Thạnh.
Câu 12: Với thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh phải rút về đâu để cố thủ?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Đông Quan.
D. Đông Triều.
Câu 13: Từ tháng 10.1424 đến tháng 8.1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu vực rộng lớn từ đâu đến đâu?
A. Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa.
B. Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
C. Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam.
D. Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình.
Câu 14: Ba đạo quân Lam Sơn tiến quân ra Bác không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch.
B. Giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa.
C. Cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai.
D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
Câu 15: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca
A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo.
B. Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo.
C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo.
D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: “Quân Mông Cổ dựa vào sức ngựa có thể tiến ào ạt nhanh chóng. Sự vận động thần tốc đó thường uy hiếp được tinh thần của đối phương và chiếm được thế chủ động trong chiến tranh. Những chiến trường Đại Việt không phỉa như những thảo nguyên miền Bắc. Đất nước Việt Nam với những sông ngòi chia cắt làm cho kị binh giặc khó phát huy được sở trường của mình. Quân Trần thường chặn đánh bọn chúng trên các khúc sông – đấy là những chiến lũy tự nhiên – để tiêu diệt chúng”.
(Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông
thế kỉ XIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr.344 – 345)
A. Địa hình Đại Việt bất lợi cho lực lượng kị binh Mông Cổ.
B. Quân đội Mông Cổ chỉ có thể phát huy được sở đoản ở Đại Việt.
C. Trong quá trình xâm lược Đại Việt, quân đội Mông Cổ mất tinh thần.
D. Quân đội nhà Trần đã biết lợi dụng thế về điều kiện tự nhiên.
Câu 2: “Các cuộc kháng chiến đời nhà Trần chống quân Nguyên do phát động được toàn dân đánh giặc, do đã kết hợp được các hành động chiến đấu của các lực lượng vũ trang chủ lực, địa phương và dân binh, kết hợp đánh du kích với đánh tập trung, nên cả ba lần đều thắng lợi”.
(Văn Tiến Dũng, Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1968, tr.57)
A. Nhà Trần đã tiến hành chiến tranh nhân dân, huy động toàn dân tham gia kháng chiến.
B. Nhà Trần đã có sự kết hợp nhiều lực lượng vũ trang và cách đánh khác nhau trong kháng chiến chống quân Nguyên.
C. Nghệ thuật quân sự Việt Nam được định hình từ thời Trần.
D. Người dân thời Trần đều phải gia nhập quân đội của triều đình.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................