Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 01:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh nhất ở vương quốc Tây Âu nào? 

A.  Vương quốc Tây Gốt

B. Vương quốc Văngđan

C. Vương quốc của người Ăngglô Xắcxông

D. Vương quốc Phơrăng

Câu 2: Cư dân chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là

A. thương nhân.

B. thợ thủ công và thương nhân.

C. nông nô và lãnh chúa.

D. thợ thủ công.

Câu 3: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã

A. sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.

B. hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.

C. tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.

D. tràn xuống nhâm nhập La Mã.

Câu 4: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

A. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.

B. Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô.

C. Ngoài địa tô, nông nô phải nộp nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa.

D. Nông nô bị đối xử tàn tệ và không có quyền xây dựng gia đình riêng.

Câu 5: Ai là người tìm ra châu Mĩ ?

A. Va-xcô đơ Ga-ma.

B. Cô-lôm-bô.

C. Ma-gien-lan.

D. Tất cả các nhà thám hiểm trên.

Câu 6: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?

A. Đường bộ

B. Đường biển

C. Đường hàng không

D. Đường sông

Câu 7: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

A. Thương nhân, quý tộc

B. Vua quan, quý tộc

C. Quý tộc, tăng lữ

D. Tướng lĩnh quân đội

Câu 8: Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý? 

A. Mĩ, Anh 

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

C. Ý, Bồ Đào Nha 

D. Anh, Pháp

Câu 9: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là

A. Cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí

B. Phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu

C. Các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu

D. Trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp

Câu 10: Phong trào Văn hóa Phục Hưng diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Pháp

B. Đức

C. Anh

D. I-ta-li-a

Câu 11: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”? 

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó 

B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới 

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Câu 12: Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

A. Đạo Hồi

B. Đạo Thiên Chúa

C. Đạo Phật

D. Ấn Độ giáo

Câu 13: Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?

A. 2 500 năm TCN

B. 1 500 nắm TCN 

C. Cuối thế kỉ III TCN

D. Đầu thế kỉ IV

Câu 14: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại

A. Nhà Hán 

B. Nhà Đường

C. Nhà Nguyên 

D. Nhà Thanh

Câu 15: Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc? 

A. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc

B. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác 

C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến 

D. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cấu trúc của lãnh địa phong kiến:

a) Lãnh chúa xây dựng nhà thờ, lâu đài, có thành cao, hào sâu…

b) Đất khẩu phần ở xung quanh lâu đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.

c) Nông nô được cày cấy tự do bên ngoài lâu đài của lãnh chúa.

d) Lãnh chúa lập ra quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ… riêng

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nông nô được hình thành từ 2 bộ phận, đó là: 

a) bộ phận nô lệ được giải phóng.

b) nông dân tự do bị mất ruộng đất.

c) nông dân trong các đồn điền.

d) công nhân bị áp bức.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay