Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 02:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh

A. đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong.

B. các lãnh địa của lãnh chúa đang hình thành.

C. đế quốc La Mã đã bị diệt vong.

D. quá trình bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô diễn ra mạnh mẽ.

Câu 2: Chế độ chiếm hữu nô lệ của La Mã sụp đổ năm nào

A. 475. 

B. 876

C. 476. 

D. 576.

Câu 3: Thiên Chúa giáo do ai sáng lập ra?

A. Khổng Tử.

B. Thánh A-la.

C.  Chúa Giê-su.

D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

Câu 4: Hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến Tây Âu là

A. địa chủ và nông dân.

B. lãnh chúa và nông dân.

C. quý tộc và nông nô.

D. lãnh chúa và nông nô.

Câu 5: Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?

A. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha 

B. Hy Lạp, I-ta-li-a

C. Anh, Hà Lan

D. Tây Ban Nha, Anh

Câu 6: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Lăng lữ, quý tộc

B. Thương nhân, quý tộc

C. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc

D. Công nhân, quý tộc

Câu 7: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?

A. Va-xcô đơ Ga-ma

B. C. Cô-lôm-bô.

C. Ph. Ma-gien-lan

D. B. Đi-a-xơ

Câu 8: Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy? 

A. Cung cấp nguồn vốn và nhân công cho giai cấp tư sản 

B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến

C. Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới

D. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ

Câu 9: Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là gì? 

A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại 

B. Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Ki-tô và chế độ phong kiến vùi dập 

C. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật 

D. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Ki-tô

Câu 10: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:

A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội

B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên

C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên

D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người

Câu 11: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là

A. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc

B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân

C. Đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo

D. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại

Câu 12: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là 

A. Chiến tranh nông dân Đức 

B. Chiến tranh nông dân Áo

C. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ

D. Chiến tranh nông dân Pháp

Câu 13: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?

A. Phát triển mạnh mẽ

B. Sa sút, thường xuyên mất mùa

C. Không có gì thay đổi so với trước đó

D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên

Câu 14: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào?

A. Vua trực tiếp tuyển chọn

B. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình

C. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại

D. Mở nhiều khoa thi

Câu 15: Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ

A. Công điền

B. Tịch điển

C. Quân điền

D. Doanh điền

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào La Mã:

a) Thành lập nhiều vương quốc mới.

b) Chiếm ruộng đất của chủ nô La Mã.

c) Sát nhập Ăng-glô Xắc-xông vào La Mã.

d) Thành lập các đồn điền.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung là biểu hiện chứng minh cho nhận xét của C.Mác: “Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại”

a) Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa.

b) Tạo cơ sở xây dựng nền văn hoá mới tự do hơn.

c) Kìm hãm sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá.

d) Làm cho lãnh chúa có thế lực lớn hơn trước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay