Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 3:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Trong lãnh địa, kinh tế đóng vai trò chủ đạo.
B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 2: Tầng lớp quý tộc quân sự hình thành từ bộ phận nào sau đây?
A. Quý tộc chủ nô La Mã
B. Các thủ lĩnh quân sự của bộ tộc Giéc-man
C. Các giám chủ, giám mục
D. Quý tộc tăng lữ
Câu 3: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.
C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.
D. Thành lập các thành thị trung đại.
Câu 4: Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến?
A. Là nền kinh tế tự cung tự cấp.
B. Trao đổi bằng hiện vật.
C. Là nền kinh tế hàng hóa.
D. Có sự trao đổi buôn bán.
Câu 5: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:
A. Tư sản và vô sản
B. Tư sản và công nhân
C. Tư sản và tiểu tư sản
D. Tư sản và nông dân
Câu 6: Những thành phân nào hình thành nên giai cấp tư sẵn trong xã hội Tây Âu?
A. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn lớn
B. Chủ công trường thủ công, nông dân mất ruộng đất, nhà buôn lớn
C. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn phá sản
D. Chủ đồn điền, nhà buôn lớn, các thợ thủ công học việc
Câu 7: Mục tiêu hướng tới của các thương nhân châu Âu trong các cuộc phát kiến địa lý là khu vực nào?
A. Nam Phi
B. Các nước phương Đông đặc biệt là Ấn Độ.
C. Bắc Phi
D. Châu Mĩ
Câu 8: Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XVII
Câu 9: Ai là người mở đầu phong trào Văn hóa Phục Hưng?
A. Đan-tê
B. W. Sếch-xpia
C. M. Xéc-van-tét
D. N. Cô-péc-ních
Câu 10: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, Triết học.
B. Nghệ thuật, Toán học.
C. Khoa học - Kĩ thuật.
D. Văn học, Nghệ thuật.
Câu 11: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là:
A. Van-Gốc
B. Lê-vi-tan
C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi
D. Rem-bran
Câu 12: Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là gì?
A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản
B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản
C. Cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội
D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn
Câu 13: Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là
A. Minh
B. Nguyên
C. Mãn Thanh
D. Tống
Câu 14: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?
A. Đạo giáo
B. Tôn giáo dân gian Trung Quốc
C. Phật giáo
D. Nho giáo
Câu 15: Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sâm uất với nước ngoài?
A. Tô Châu
B. Tùng Giang
C. Quảng Châu
D. Thượng Hải
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về những biến đổi kinh tế Tây Âu từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI
a) Sự ra đời của các công trường thủ công lớn.
b) Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
c) Chế độ phong kiến mạnh lên.
d) Giáo hội Thiên Chúa giáo hoàn toàn kiểm soát kinh tế.
Câu 2: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về tác động của phong trào văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
a) Giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người.
b) Hỗ trợ giáo hội kiểm soát xã hội tốt hơn.
c) Tạo tiền đề cho sự phát triển văn hóa, tư tưởng và tôn giáo.
d) Làm suy yếu hoàn toàn giai cấp tư sản.