Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 4:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Quyền “miễn trừ” mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là
A. Nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
B. Các lãnh chúa lớn không phải đóng thuế cho nhà vua.
C. Lãnh chúa không phải chịu bất cứ hình phạt nào của nhà vua.
D. Lãnh chúa không phải đóng góp về quân sự khi có chiến tranh.
Câu 2: Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là
A. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.
B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. Công nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Nông nghiệp và công nghiệp.
Câu 3: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?
A. Dân số gia tăng.
B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.
C. Công cụ sản xuất được cải tiến.
D. Kinh tế hàng hóa phát triển.
Câu 4: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã
A. Tràn xuống nhâm nhập La Mã.
B. Hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.
C. Tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.
D. Sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.
Câu 5: Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?
A. Sự sự đổ của chế độ phong kiến
B. Sự hình thành của các thành thị trung đại
C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông
D. Vốn và nhân công làm thuê
Câu 6: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân
B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân
C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô
D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công
Câu 7: Ý nào sau đây không nằm trong mục đích của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tìm nguồn nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.
B. Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các nước phương Đông.
C. Tìm con đường giao lưu buôn bán với các nước phương Đông.
D. Tìm những vùng đất mới ở châu Phi và châu Mĩ.
Câu 8: Nội dung nào không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại?
A. Tạo ra cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.
B. Làm cho thị trường thế giới được mở rộng.
C. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
D. Dẫn đến sự ra đời các thành thị trung đại.
Câu 9: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?
A. Can-vanh
B. Cô-péc-ních.
C. Ga-li-lê
D. Lu-thơ
Câu 10: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?
A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan)
B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a)
C. G. Bru-nô (I-ta-li-a)
D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp)
Câu 11: Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì?
A. Phật giáo
B. Ki-tô giáo
C. Hồi giáo
D. Ấn Độ giáo
Câu 12: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ
A. Giáo hội Thiên Chúa dẫn trở nên lũng đoạn, chỉ phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu
B. Giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ
C. Nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và vật chất
D. Nhiều lễ nghi Thiên Chúa giáo gây tốn kém và phiền phức cho đời sống của các tín đồ
Câu 13: Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là
A. Nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn đã đạt tới trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công
B. Xuất hiện người thuê nhân công, người thợ làm thuê lấy tiền công
C. Ngoại thương phát triển, có quan hệ buôn bán với nhiều nước
D. Hoạt động buôn bán trong nước phát triển
Câu 14: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là
A. Ca múa
B. Tiểu thuyết
C. Kịch nói
D. Thơ
Câu 15: Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh
A. Suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây
B. Bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên nhiều lĩnh vực
C. Vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất thế giới
D. Mới được hình thành và bước đầu phát triển
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về biến đổi xã hội ở Tây Âu sau các phát kiến địa lí là?
a) Tầng lớp thương nhân và chủ xưởng giàu lên, chi phối xã hội.
b) Nông dân đã có quyền công dân.
c) Đa số dân thành thị hay nông dân bị mất đất không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.
d) Chế độ nông nô được củng cố và mở rộng.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nông nô được hình thành từ 2 bộ phận,đó là:
a) bộ phận nô lệ được giải phóng.
b) nông dân tự do bị mất ruộng đất.
c) nông dân trong các đồn điền.
d) công nhân bị áp bức.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................