Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Câu 1: Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, sự kiện nào sau đây xảy ra vào năm 1730?

  1. Chúa Trịnh chính thức cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Trịnh.
  2. Nghĩa quân Tây Sơn tấn công ra bắc, tiêu diệt chúa Trịnh.
  3. Hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Theo cuốn “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, họ Nguyễn:

  1. Mỗi năm đều đưa thuỷ quân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tập trận.
  2. Đã thiết lập trạm trung chuyển hàng hoá trên biển giữa các nước trong khu vực và với phương Tây.
  3. Mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến Bãi Cát Vàng lấy hàng hoá.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Sử triều Nguyễn có chép gì về chúa Nguyễn Hoàng?

  1. Chúa Nguyễn Hoàng đã đích thân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để xem xét tình hình và cắm cờ xác lập chủ quyền.
  2. Chúa mang tư tưởng của thời đại mới nhờ đó mà dân chúng ấm lo, dân Việt thoát khỏi cảnh lạc hậu, kém cỏi.
  3. Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt... được dân mến phục... Nghiệp để dựng lên từ đấy
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào không đúng về tình trạng Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII?

  1. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.
  2. Tình trạng hạn hán, lụt lội dẫn đến nạn mất mùa liên tiếp xảy ra.
  3. Đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ làm cho nhà cửa bị ngập, sản xuất nông nghiệp đình đốn.
  4. Thủ công nghiệp, thương nghiệp may nhờ việc làm ăn với nước ngoài nên không bị sa sút.

Câu 5: Tôn giáo nào được chính quyền phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII để cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại?

  1. Phật giáo
  2. Nho giáo
  3. Đạo giáo
  4. Ki-tô giáo

Câu 6: Xung đột Trịnh – Nguyễn kéo dài trong bao lâu?

  1. Gần 50 năm
  2. Gần 100 năm
  3. Gần 150 năm
  4. Gần 200 năm

Câu 7: Đây là bài thơ “Thương loạn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ phản ánh hệ quả của cuộc chiến nào?

Cả một vùng từ đông sang tây

Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy

Chiến tranh cứ nối tiếp nhau

Tai hoạ thật là cùng cực.

  1. Chiến tranh Nam – Bắc triều
  2. Trịnh – Nguyễn phân tranh
  3. Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh
  4. Quân Minh tấn công quân của Lê Lợi

Câu 8: Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII:

  1. Vùng lên chống lại ách đô hộ của giặc ngoại xâm
  2. Vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến
  3. Phải di cư sang Xiêm, Miến Điện.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Đâu là sản phẩm được làm ra trong các thế kỉ XVI – XVIII?

Câu 10: Khi Nguyễn Hoàng vào nam trấn thủ, ông đã làm gì?

  1. Cùng con cháu vượt biển sang Malaysia
  2. Thành lập thủ phủ Sài Gòn.
  3. Đẩy mạnh di dân, khai phá vùng đất phía Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Trong những năm 1741 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

  1. Đinh Gia Quế.
  2. Nguyễn Hữu Cầu.
  3. Hoàng Hoa Thám.
  4. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy buôn bán mở rộng.
  2. Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển.
  3. Các đô thị xuất hiện chủ yếu vào thế kỉ XVI và khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII.
  4. Ở Đàng Ngoài, bên cạnh Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, Phố Hiến (Hưng Yên) cũng trở thành một trung tâm buôn bán lớn.

Câu 13: Phủ Gia Định không bao gồm tỉnh nào?

  1. Nghệ An
  2. Đồng Nai
  3. Bình Dương
  4. Tiền Giang

Câu 14: Lê Quý Đôn trong “Đại Việt thông sử” đã nói gì về Mạc Đăng Dung?

  1. Quân lực của Đăng Dung ngày càng nhiều, công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục.
  2. Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đều hướng theo.
  3. Mạc Đăng Dung học rộng, tài cao, chí khí ngút trời.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Năm 1533, Nguyễn Kim đã làm gì?

  1. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Bắc triều.
  2. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Nam triều.
  3. Vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều.
  4. Phò trợ Mạc Đăng Dung, tiếp quản vùng đàng trong.

Câu 16: Đến cuối thế kỉ XVI, cả vùng Thuận – Quảng đã có khoảng:

  1. 12 xã, thôn
  2. 126 xã, thôn
  3. 1226 xã, thôn
  4. 12226 xã, thôn

Câu 17: Công giáo được truyền bá vào nước ta năm nào?

  1. 1533
  2. 1633
  3. 1733
  4. 1833

Câu 18: Đoạn sau đây trình bày nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

“(1) Mặt yếu cơ bản của phong trào nông dân thời kỳ này là bế tắc về đường lối. (2) Các cuộc khởi nghĩa chỉ thể hiện sự phản kháng quyết liệt của những người bị trị cùng khổ đối với một chính quyền tham nhũng bạo tàn. (3) Họ không có được một ý tưởng nào cao hơn chủ nghĩa bình quân “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” và ý chí quyết tâm của các lãnh tụ cũng không vượt ra khỏi quan niệm "bảo dân", "được làm vua, thua làm giặc". (4) Thêm vào đó, căn tính phân tán cục bộ, thiếu tổ chức kỷ luật, dễ thỏa mãn của nông dân là nhân tố thường xuyên làm suy yếu các phong trào. (5) Trước một lực lượng còn tương đối mạnh của chính quyền họ Trịnh, sự thất bại của các phong trào là không tránh khỏi.”

Câu nào trong đoạn trên không đúng?

  1. (1), (3)
  2. (1), (2), (5)
  3. (4)
  4. Không có câu nào.

Câu 19: Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong các thế kỉ XVI - XVIII?

  1. Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
  2. Thờ các vị thần: Brama, Shiva, Visnu.
  3. Tôn sùng quyền năng của Đức Chúa Trời.
  4. Tôn sùng Đức Phật và các vị Bồ tát.

Câu 20: Câu nào sau đây nói đúng về việc tạo ra chữ Quốc ngữ?

  1. Trong quá trình các giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo, họ đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ.
  2. Các giáo sĩ phương Tây ban đầu học tiếng Nôm sau đó dịch ra tiếng Tây Ban Nha, kết hợp một số yếu tố rồi tạo ra chữ Quốc ngữ.
  3. Các thương nhân và những người có học của Việt Nam học tập tiếng nước ngoài để giao tiếp, từ đó tạo ra chữ Quốc ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Điểm tương đồng giữa hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương và Nguyễn Hữu Cầu là gì?

  1. Đều sử dụng không quân và hải quân.
  2. Đều không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
  3. Đến cuối đều bị quân Trịnh tấn công dồn dập, ồ ạt rồi thất bại.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Câu nào sau đây đúng về văn học trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm mất dần chỗ đứng.
  2. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước.
  3. Văn học chữ Hán kém phát triển, dần bị thay thế bởi văn học chữ Nôm.
  4. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ không thua kém văn học chữ Hán.

Câu 23: Dương Vân An là tác giả của bộ sử nào dưới đây?

  1. Phủ biên tạp lục.
  2. Ô châu cận lục.
  3. Thiên Nam ngữ lục.
  4. Đại Nam thực lục.

Câu 24: Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến giữa:

  1. Hai nhà Lê bù nhìn do chúa Nguyễn và chúa Trịnh nắm quyền.
  2. Nhà Mạc với nhà Lê do Nguyễn Hoàng nắm quyền.
  3. Nhà Lê bù nhìn do Nguyễn Kim lập ra với nhà Mạc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về Hội An trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Hội An là cảng thị lớn nhất Đàng Trong và là nơi cập bến của nhiều thuyền buôn nước ngoài.
  2. Ngoài người Nhật, người Hoa, thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cũng thường xuyên lui tới Hội An.
  3. Thương nhân nước ngoài đến đây bán vũ khí, hàng mĩ nghệ, thực phẩm đã chế biến, kẽm, bạc,... và mua đủ thứ như: tơ lụa, lâm sản quý, yến sào, nông sản.
  4. Thương cảng Hội An có sức mạnh chi phối toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam và các nước xung quanh lúc đó.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay