Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: “Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hoá sâu sắc thì các tư tưởng dân chủ vô sản ở châu Á được truyền bá vào Việt Nam. Hơn nữa, tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, cũng tác động mạnh đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam. Những trí thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…”
Ý nào không trong đoạn trên?
A. Các tư tưởng được truyền bá vào Việt Nam đúng phải là tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.
B. Trào lưu duy tân đúng phải là chỉ có ở Việt Nam.
C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh không phải là những người thực hiện vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.
D. Không có ý nào.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về Phan Bội Châu?
A. Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từng đỗ đầu kì thi Hương.
B. Cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương bị dập tắt, ông bắt đầu tìm người cùng chí hướng “xuất dương cầu ngoại viện” để “cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập".
C. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Đông du, với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.
D. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về Phan Châu Trinh?
A. Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
B. Ông từng đỗ Phó bảng và được bổ dụng một chức quan trong triều đình, nhưng sau một thời gian ngắn, ông đã từ quan về quê, dốc lòng hoạt động cứu nước.
C. Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
D. Cuộc vận động Duy tân thất bại do chỉ tập trung vào vấn đề cách mạng.
Câu 4: Đối với phong trào yêu nước của các bậc tiền bối, Hồ Chủ tịch có cái nhìn như thế nào?
A. Đồng thuận, nhất trí cao.
B. Tán thành đường lối đấu tranh của họ nhưng cho rằng cần phải cải thiện thêm, đó cũng là lí do Hồ Chủ tịch theo chân họ ra nước ngoài.
C. Không tán thành đường lối đấu tranh của họ, cần phải có một con đường cứu nước mới.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đối với vấn đề cải cách, Nguyễn Trường Tộ đã gửi gần 60 văn bản điều trần đề nghị:
A. Chấn chỉnh bộ máy quan lại
B. Phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính
C. Chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Viết các bản Thời vụ sách lên vua Tụ Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước là đề nghị cải cách của ai?
A. Nguyễn Lộ Trạch
B. Hoàng Diệu
C. Nguyễn Tri Phương
D. Phan Thanh Giản
Câu 7: Hoạt động đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ diễn ra vào năm nào?
A. 1863
B. 1868
C. 1863 – 1871
D. 1877 – 1882
Câu 8: Vua Tự Đức đã có triển khai hoạt động cải cách nào?
A. Tổ chức khai mỏ, mua tàu máy hơi nước
B. Cử người đi học ngoại ngữ, học nghề, chiêu mộ nhân tài biết kĩ nghệ và biết tiếng nước ngoài
C. Cả A và B.
D. Luôn bảo thủ, không làm gì cả.
Câu 9: Câu nào sau đây nói đúng về sự thành lập triều Nguyễn?
A. Năm 1802, được sự hậu thuẫn của chính quyền Mãn Thanh, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Thăng Long (Hà Nội)
B. Kể từ khi triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã dựng cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, đánh đâu thắng đó. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
C. Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Tại sao nửa đầu thế kỉ XIX lại có nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn?
A. Vì nhân dân muốn có một chế độ tự do, dân chủ thay vì chế độ quân chủ.
B. Vì cuộc sống của người dân cơ cực và trong xã hội lại có nhiều mâu thuẫn khác.
C. Vì nhà Nguyễn không đấu tranh mà chỉ thoả hiệp với Pháp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học nửa đầu thế kỉ XIX là:
A. Ước vọng của nhân dân về một xã hội dân chủ, tự do, độc lập.
B. Phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
C. Trung quân, ái quốc, thể hiện niềm tin mãnh liệt vào chính quyền.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về nhã nhạc cung đình?
A. Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.
B. Nhã nhạc cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Lý – Trần, được bổ sung, phát triển dưới thời Nguyễn.
C. Người sáng tạo và biểu diễn hầu hết là những nhạc sĩ, nghệ sĩ giỏi từ dân gian, được sung vào cung để phục vụ triều đình.
D. UNESCO đã ghi danh Nhã nhạc là Di sản văn hoá vật thể đại diện của nhân loại (2008).
Câu 13: Từ đầu thế kỉ XVIII, điều gì đã làm cho Ấn Độ suy yếu?
A. Sự xâm lăng của thực dân Anh và Pháp
B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước
C. Thiên tai, dịch bệnh, mất mùa
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, về chính trị, thực dân Anh thi hành nhiều biện pháp để:
A. Đưa Ấn Độ vào khối Thịnh vượng chung Anh.
B. Thực thi chính nghĩa và giải quyết vấn đề hoà bình giữa các dân tộc.
C. Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Thực dân Anh thực hiện các chính sách khai thác thuộc địa nhằm biến Ấn Độ thành:
A. Một vùng đất lớn mạnh mới của Anh.
B. Nơi để tập trận và thử nghiệm vũ khí.
C. Nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tại Anh
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Năm 1792, sau khi vua Quang Trung qua đời, con trưởng là Quang Toản lên ngôi nhưng triều đình Tây Sơn nhanh chóng suy yếu do mâu thuẫn nội bộ. Tận dụng thời cơ, năm 1801, Nguyễn Ánh dẫn quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế), buộc Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà. Đến giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn với niên hiệu Gia Long và chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành Việt Nam.”
Khi thảo luận về sự ra đời của nhà Nguyễn, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Nguyễn Ánh đã lợi dụng tình hình triều Tây Sơn suy yếu, năm 1801 tiến quân đánh chiếm Thăng Long, buộc Quang Toản phải chạy vào Nam.
b) Sau khi lên ngôi, Gia Long chọn Thăng Long làm kinh đô của triều Nguyễn.
c) Mâu thuẫn nội bộ triều Tây Sơn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu và sụp đổ của triều đại này.
d) Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn và lập ra triều Nguyễn với niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã làm thay đổi và phân hóa cơ cấu xã hội Việt Nam. Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành địa chủ lớn, vừa và nhỏ. Nông dân vẫn chiếm đa số nhưng sống nghèo khổ, nhiều người phải rời quê lên thành thị kiếm sống hoặc làm công nhân. Bên cạnh đó, tầng lớp xã hội mới như tiểu tư sản, học sinh, sinh viên bắt đầu xuất hiện. Giai cấp công nhân cũng ra đời với số lượng ngày càng tăng, tập trung tại các cơ sở kinh tế quan trọng của Pháp.”
Trong buổi thảo luận về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Phps, các bạn học sinh đưa ra một số nhận định như sau:
a) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến ở Việt Nam trở nên đồng nhất, không có sự phân hóa.
b) Sự ra đời của giai cấp công nhân ở Việt Nam chủ yếu gắn liền với các cơ sở kinh tế quan trọng của thực dân Pháp.
c) Tầng lớp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên xuất hiện trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
d) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã giúp nông dân Việt Nam có cuộc sống no đủ và ổn định hơn nhờ các chính sách hỗ trợ từ chính quyền thực dân.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................