Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Đâu không phải một cá nhân có hoạt động đề nghị cải cách?

  1. Nguyễn Huy Tế
  2. Đinh Văn Điển
  3. Viện Thượng Bạc
  4. Phạm Phú Thứ

Câu 2: Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản hiệp ước nào sau đây?

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất.    
  2. Hiệp ước Giáp Tuất.
  3. Hiệp ước Hác-măng. 
  4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 3: “Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hoá sâu sắc thì các tư tưởng dân chủ vô sản ở châu Á được truyền bá vào Việt Nam. Hơn nữa, tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, cũng tác động mạnh đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam. Những trí thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…”

Ý nào không trong đoạn trên?

  1. Các tư tưởng được truyền bá vào Việt Nam đúng phải là tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.
  2. Trào lưu duy tân đúng phải là chỉ có ở Việt Nam.
  3. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh không phải là những người thực hiện vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.
  4. Không có ý nào.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tình hình chính trị thời kì đầu nhà Nguyễn?

  1. Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
  2. Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Về cơ cấu hành chính, vào thời Gia Long, vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn.
  3. Nam thành, vùng đất mang đậm truyền thống “phù Lê” và Hà thành, vùng đất chúa Nguyễn khai phá ở phía Bắc.
  4. Mỗi vùng là một Tổng trấn cai quản, quyền lực như một phó vương.

Câu 5: Tầng lớp nào chiếm đa số trong xã hội nước ta đầu thế kỉ XX?

  1. Nông dân
  2. Tiểu tư sản
  3. Học sinh, sinh viên
  4. Công nhân

Câu 6: Đâu là tình hình cuối Triều Tây Sơn?

  1. Mất đi một trụ cột quan trọng, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu
  2. Đất nước thanh bình, phát triển vững mạnh nhưng nội bộ triều đình mâu thuẫn sâu sắc, vua Quang Trung bất lực.
  3. Vua Quang Toản lên ngôi, không lo triều chính, chơi bởi rượu chè, nông dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về Nguyễn Trường Tộ?

  1. Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Công giáo yêu nước, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
  2. Năm 1860, khi có dịp qua Rô-ma và Pa-ri, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây.
  3. Ban đầu khi sang phương Tây, ông định ở lại nhưng vì lòng yêu nước, ông đã trở về.
  4. Ông đã đệ trình vua Tự Đức 14 bản điều trần, trong đó có Tế cấp bắt điều (Tám điều cấp bách), nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ở thời nhà Nguyễn?

  1. Thời Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
  2. Triều đình lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.
  3. Đến thời Minh Mạng, hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh: việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
  4. Khoảng năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ “Đại Việt nhất thống toàn đồ” thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Câu 9: Câu nào nói đúng về giai đoạn 1888 – 1896 của khởi nghĩa Hương Khê?

  1. Là giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
  2. Nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
  3. Là giai đoạn nghĩa quân suy yếu hoàn toàn do chủ tướng Phan Đình Phùng mất.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Dưới thời Nguyễn, cơ quan nào có nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống ?

  1. Quốc sử quán.
  2. Đô Sát Viện.
  3. Quốc tử giám.
  4. Tông nhân phủ.

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về nhã nhạc cung đình?

  1. Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.
  2. Nhã nhạc cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Lý – Trần, được bổ sung, phát triển dưới thời Nguyễn.
  3. Người sáng tạo và biểu diễn hầu hết là những nhạc sĩ, nghệ sĩ giỏi từ dân gian, được sung vào cung để phục vụ triều đình.
  4. UNESCO đã ghi danh Nhã nhạc là Di sản văn hoá vật thể đại diện của nhân loại (2008).

Câu 12: Tình trạng của triều Nguyễn như thế nào ở nửa sau thế kỉ XIX?

  1. Chính quyền được củng cố từ Trung ương tới địa phương, đất nước vững chắc trước giặc ngoại xâm, kể cả trước thực dân Pháp
  2. Lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp
  3. Lâm vào tình trạng khủng hoảng trọng trọng, đất nước ngày càng thối nát, vua Nguyễn chỉ còn là bù nhìn so với thực dân Pháp, không có quyền lực.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Đây là bức “Bình văn” của Lê Văn Miến (1873 – 1943). Qua bức tranh ta có thể thấy điều gì?

  1. Dưới thời nhà Nguyễn, văn học được đề cao so với các triều đại khác
  2. Lớp học của thầy đồ nho vẫn giữ vị trí trọng yếu trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX
  3. Cuối thế kỉ XIX, chỉ còn người già mới có hiểu biết về văn học nước nhà
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Hội hoạ nửa đầu thế kỉ XIX nổi bật với:

  1. Các dòng tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống,…
  2. Tranh bị ảnh hưởng bởi quan niệm thẩm mỹ của Pháp
  3. Tranh sơn dầu
  4. Cả A và B.

Câu 15: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì?

  1. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.
  2. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
  3. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
  4. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.

Câu 16: Năm 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập tổ chức nào?

  1. Hội Duy tân.
  2. Việt Nam Nghĩa đoàn.
  3. Việt Nam Quang phục hội.
  4. Việt Nam Quốc dân Đảng.

Câu 17: Cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh đã châm ngòi cho:

  1. Cách mạng tháng Tám (1945)
  2. Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
  3. Phong trào Cần Vương (1900 – 1917)
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã:

  1. Thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất
  2. Áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa tiên tiến ở các nước phương Tây nhằm tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
  3. Cầu cứu viện trợ từ nhà Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước phong kiến theo kiểu cũ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Đâu là chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?

  1. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp
  2. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước Âu – Mỹ, nhất là với Pháp, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với nhà Thanh
  3. Chủ trương đóng cửa, không giao lưu với bất cứ nước nào, kể cả các nước láng giềng.
  4. Mở cửa giao thương, tiếp thu văn hoá của tất cả các nước trên thế giới.

Câu 20: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí

  1. Bắc thành.
  2. Gia Định thành.
  3. 4 doanh và 7 trấn.
  4. phủ Thừa Thiên.

Câu 21: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:

  1. 30 tỉnh và 1 phủ
  2. 14 phủ và 1 thành
  3. 18 lộ và 2 phủ
  4. 63 tỉnh thành

Câu 22: Chính sách nào sau đây về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là không đúng?

  1. Phân ruộng đất cho người dân, xây dựng các nông trường cung cấp việc làm cho nhân dân.
  2. Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,...
  3. Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.
  4. Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.

Câu 23: Nội dung nào không có trong bản Hiệp ước Nhâm Tuất?

  1. Triều đình thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
  2. Triều đình phải bồi thường cho Pháp 20 triệu phrăng (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc)
  3. Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp.
  4. Pháp sẽ đưa Việt Nam thành một nước hùng mạnh nếu triều đình Nguyễn nhường ngôi cho quan chức Pháp.

Câu 24: Tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí” do ai biên soạn?

  1. Trịnh Hoài Đức.
  2. Phan Huy Ích.
  3. Phan Huy Chú.
  4. Ngô Cao Lăng.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đến xã hội Việt Nam?

  1. Hình thành 2 giai cấp cơ bản: địa chủ, nông dân.
  2. Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa.
  3. Xuất hiện thêm các lực lượng xã hội mới.
  4. Cơ cấu xã hội Việt Nam dần có sự thay đổi.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay