Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Câu 1: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, sự phát triển của nông nghiệp Đàng Trong dần đưa đến:

  1. Sự hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
  2. Sự giàu sang của tầng lớp nông dân
  3. Sự phát triển của công nghiệp
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào không đúng về các làng thủ công nổi tiếng trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Làng gốm Bát tràng
  2. Làng dệt La Khê
  3. Làng rèn sắt ở Đà Nẵng
  4. Làng làm đường mía ở Quảng Nam

Câu 3: Ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII, tại sao lại xuất hiện tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến?

  1. Do nhà nước và cường hào địa chủ cướp hết ruộng đất của nông dân.
  2. Do sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa và hệ thống pháp luật mới.
  3. Do những cuộc xung đột kéo dài làm cho sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng
  4. Cả A và C.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy buôn bán mở rộng.
  2. Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển.
  3. Các đô thị xuất hiện chủ yếu vào thế kỉ XVI và khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII.
  4. Ở Đàng Ngoài, bên cạnh Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, Phố Hiến (Hưng Yên) cũng trở thành một trung tâm buôn bán lớn.

Câu 5: Tại sao đến nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn?

  1. Do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
  2. Do chính sách cải cách ruộng đất sai lầm.
  3. Do các thành thị bị tàn phá bởi chiến tranh và thiên tai.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Công giáo được truyền bá vào nước ta năm nào?

  1. 1533
  2. 1633
  3. 1733
  4. 1833

Câu 7: Từ giữa thế kỉ XVIII, do cuộc sống ngày càng cơ cực nên nỗi bất bình, oán hận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong:

  1. Ngày càng giảm đi
  2. Ngày càng dâng cao
  3. Làm cho người dân không còn làm ăn gì nữa.
  4. Làm cho Đàng Ngoài trở nên mạnh hơn.

Câu 8: Căn cứ ban đầu của nghĩa quân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy là ở đâu theo bản đồ hiện nay?

  1. Đống Đa, Hà Nội
  2. Vinh, Nghệ An
  3. An Khê, Gia Lai
  4. Cần Thơ

Câu 9: Trước thế mạnh của quân Thanh, quân Tây Sơn đã:

  1. Thực hiện kế hoạch rút khỏi Thăng Long, lui về phòng thủ phía nam
  2. Chống trả kiên cường, thề chết bảo vệ Tổ quốc
  3. Đầu hàng vô điều kiện
  4. Lừa quân Thanh về nước

Câu 10: Chính quyền phong kiến Lê – Trịnh hoàn toàn sụp đổ khi:

  1. Nguyễn Huệ chỉ huy đạo quân tiến đánh Phú Xuân và nhanh chóng hạ thành
  2. Quân Tây Sơn tiến ra phía nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, rồi tiến thẳng ra Đàng Ngoài
  3. Quân Tây Sơn rút về Nam
  4. Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai. Vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn

Câu 11: Sự kiện nào sau đây không đúng vào ngày 30/01/1789?

  1. Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn Ngọc Hồi
  2. Sáng sớm, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa
  3. Khi bị tấn công, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Niên Canh Nghiêu nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn.
  4. Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long.

Câu 12: Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài:

  1. Có bước phát triển mới về tính quyền lực
  2. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc
  3. Chuyển sang một chế độ hoàn toàn khác
  4. Không còn mang bản sắc phong kiến tập quyền

Câu 13: Nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm vào năm nào?

  1. 1771
  2. 1777
  3. 1785
  4. 1802

Câu 14: Văn học dân gian phát triển với thể loại nào?

  1. Truyện tiếu lâm
  2. Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn
  3. Thể thơ lục bát và song thất lục bát
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Vì sao ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”?

  1. Vì tuy nắm toàn quyền thống trị, nhưng họ Trịnh vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê
  2. Vì vua Lê và chúa Trịnh vẫn đem quân đi đánh nhau.
  3. Vì đây là một cơ chế tổ chức nhà nước mới mà Đại Việt có được.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Theo cuốn “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, họ Nguyễn:

  1. Mỗi năm đều đưa thuỷ quân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tập trận.
  2. Đã thiết lập trạm trung chuyển hàng hoá trên biển giữa các nước trong khu vực và với phương Tây.
  3. Mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến Bãi Cát Vàng lấy hàng hoá.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành nào hiện nay?

  1. Khánh Hoà
  2. Palawan
  3. Sabah
  4. Bà Rịa Vũng Tàu

Câu 18: Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, tại sao ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII lại có tình trạng “có người vì thuế sơn sống mà chặt cây sơn; vì thuế vải lụa mà phá khung cửi; vì thu cá tôm mà phải cất giấu chài lưới,....”?

  1. Vì phủ chúa chỉ muốn dân chúng tập trung vào làm nông nghiệp thay vì làm nghề thủ công, tránh tình trạng nhiều thương nhân trở nên giàu có.
  2. Vì để có tiền giải quyết khó khăn, phủ chúa có lệnh “ai có nghề gì cũng đều phải nộp thuế” và mức thu thì quá cao.
  3. Vì những người này lo sợ sẽ bị chúa bán đi làm nô lệ ở những nơi khác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Lê Quý Đôn trong “Đại Việt thông sử” đã nói gì về Mạc Đăng Dung?

  1. Quân lực của Đăng Dung ngày càng nhiều, công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục.
  2. Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đều hướng theo.
  3. Mạc Đăng Dung học rộng, tài cao, chí khí ngút trời.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Phủ Gia Định được thành lập năm nào?

  1. 1650
  2. 1678
  3. 1698
  4. 1740

Câu 21: Đến đầu thế kỉ XVI, tình trạng của nhà Lê như thế nào?

  1. Có sự phát triển vượt bậc
  2. Dần suy thoái
  3. Lâm vào tình trạng khủng hoảng
  4. Bị quân Minh đánh bại hoàn toàn

Câu 22: Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục:

  1. Xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong
  2. Củng cố việc phòng thủ đất Thuận – Quảng
  3. Vừa thực hiện chính sách khai hoang, đẩy mạnh việc khai phá các vùng đất mới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Thời Trịnh Giang, ai được trọng dụng?

  1. Quan lại cao cấp có tài và thẳng thắn
  2. Hoạn quan
  3. Quan lại cấp thấp và người thân gia đình
  4. Những người có học

Câu 24: Nghĩa quân Tây Sơn dùng danh nghĩa gì khi tấn công ra Thăng Long?

  1. Phù Lê diệt Trịnh
  2. Thống nhất giang sơn
  3. Giải phóng đất nước
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Dưới đây là bản đồ năm 1590. Nhà Mạc là phần màu gì?

  1. Xanh lục
  2. Xanh dương
  3. Xanh da trời
  4. Hồng nhạt

 

=> Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay