Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P3)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
Câu 1: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã:
- Lật đổ được chính quyền chúa Nguyễn
- Chiếm được Lan Xang
- Làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
- Hợp lực với quân phản Thanh phục Minh ở phương Bắc tấn công chính quyền chúa Trịnh.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về Mạc Đăng Dung?
- Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai (Kiến Thụy, Hải Phòng), là cháu bảy đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần).
- Là người có sức khoẻ và giỏi võ, thi đỗ lực sĩ và được sung vào đội Túc vệ.
- Khi vào triều, ông dần được thăng các chức quan trong triều Lê và được trọng dụng
- Đến năm 1527, ông được phong là An Dương Vương.
Câu 3: Ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII, người nông dân mất ruộng đất phải làm gì?
- Lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác
- Chuyển qua làm nghề thủ công và trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Tự tử vì không còn có thể kiếm miếng ăn.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII?
- Chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
- Bộ máy quan lại các cấp ngày càng tinh giản nhưng tình trạng tham nhũng thì lại gia tăng.
- Ở các thôn, ấp, ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
- Chế độ tô thuế, lao dịch đè nặng lên đời sống nhân dân.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về Trương Phúc Loan?
- Ông là người học rộng, tài cao, mới trẻ tuổi đã được vào trong triều chúa Nguyễn làm quan.
- Ông làm việc ở thời Chúa Nguyễn (Phúc Thuần), tự xưng là Quốc phó, chuyên quyền hơn 30 năm.
- Ông là người “bán quan, buôn ngục”, rất tham lam và tàn nhẫn, giết hại nhiều người
- Ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc, châu ngọc, tôi tớ, ngựa trâu,... mà ông có được không biết bao nhiêu mà kể
Câu 6: cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ năm nào?
- 1592
- 1627
- 1545
- 1672
Câu 7: Hai thế lực Trịnh – Nguyễn lấy gì làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?
- Luỹ Thầy
- Sông Gianh
- Thành Đông Quan
- Đèo Hải Vân
Câu 8: Nghệ thuật dân gian phát triển, tiêu biểu là:
- Nghệ thuật vị nhân sinh
- Nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa
- Nghệ thuật hội hoạ Phục hưng
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Tháng 12 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là:
- Gia Long
- Quang Trung
- Minh Mạng
- Vinh Quang
Câu 10: Ở nửa đầu thế kỉ XVIII, bộ máy làng xã:
- Ngày càng biến chất, trở thành công cụ trong tay bọn cường hào, tạo thêm một tầng áp bức bóc lột nặng nề đè lên đầu người nông dân.
- Ngày càng tinh gọn, đảm bảo được quyền tự do, dân chủ của người dân.
- Trở nên phức tạp hơn rất nhiều với quá nhiều quan lại ở mỗi bộ phận.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Năm 1533, Nguyễn Kim đã làm gì?
- Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Bắc triều.
- Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Nam triều.
- Vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều.
- Phò trợ Mạc Đăng Dung, tiếp quản vùng đàng trong.
Câu 12: Quân Tây Sơn đã giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch quân xâm lược Thanh, bảo vệ được nền độc lập của đất nước chỉ trong vòng mấy ngày?
- 5 ngày
- 15 ngày
- 50 ngày
- 250 ngày
Câu 13: Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII:
- Vùng lên chống lại ách đô hộ của giặc ngoại xâm
- Vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến
- Phải di cư sang Xiêm, Miến Điện.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Thất bại trước quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã:
- Cầu cứu vua Xiêm
- Theo thuyền buôn nước ngoài trốn đi
- Chỉ huy quân Trịnh phản công
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Tôn giáo nào được chính quyền phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII để cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại?
- Phật giáo
- Nho giáo
- Đạo giáo
- Ki-tô giáo
Câu 16: Xung đột Trịnh – Nguyễn kéo dài trong bao lâu?
- Gần 50 năm
- Gần 100 năm
- Gần 150 năm
- Gần 200 năm
Câu 17: Điểm tương đồng giữa hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương và Nguyễn Hữu Cầu là gì?
- Đều sử dụng không quân và hải quân.
- Đều không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
- Đến cuối đều bị quân Trịnh tấn công dồn dập, ồ ạt rồi thất bại.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:
- Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.
- Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.
Câu 19: Nghĩa quân Tây Sơn có khẩu hiệu là gì?
- Lấy của người giàu chia cho người nghèo
- Đập phá thành quách, hỗn chiến chư thần
- Tự do, dân chủ, bác ái
- Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh
Câu 20: Câu nào sau đây đúng về phủ chúa vào giữa thế kỉ XVIII?
- Phủ chúa giữ mọi quyền hành, quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.
- Chúa Trịnh ở thời điểm này không còn chuyên quyền như các đời trước mà dần bị vua Lê bóp nghẹt.
- Chú Trịnh có những chính sách để giúp dân thoát khỏi nạn đói, loại bỏ tham quan, tổ chức thi cử.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 21: Đâu là một làng gốm nổi tiếng trong các thế kỉ XVI – XVIII?
- Đông Hồ
- Hàng Trống
- Thổ Hà
- Kinh Bắc
Câu 22: Đâu là kết quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?
- Bắc triều chiếm được vùng đất phía nam, nhà Lê phải chạy sang Campuchia.
- Nam triều thâu tóm được Lan-xang, Chân Lạp, phối hợp tấn công ra bắc, chấm dứt triều đại của nhà Mạc.
- Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, chiến tranh kết thúc.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 23: Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến giữa:
- Hai nhà Lê bù nhìn do chúa Nguyễn và chúa Trịnh nắm quyền.
- Nhà Mạc với nhà Lê do Nguyễn Hoàng nắm quyền.
- Nhà Lê bù nhìn do Nguyễn Kim lập ra với nhà Mạc.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Năm 1774, trước tình thế bất lợi: phía bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân (Huế), phía nam là quân chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc đã làm gì?
- Dồn quân ra bắc chặn mọi ngả tấn công của chúa Trịnh
- Buộc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn
- Dựa vào thế lực của quân đội các nước phương Tây tấn công toàn diện
- Tự vẫn để bảo toàn khí tiết
Câu 25: Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, sự kiện nào sau đây xảy ra vào năm 1730?
- Chúa Trịnh chính thức cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Trịnh.
- Nghĩa quân Tây Sơn tấn công ra bắc, tiêu diệt chúa Trịnh.
- Hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm
- Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn