Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Bãi Cát Vàng.
B. Bạch Long Vĩ.
C. Vạn Lý Hoàng Sa.
D. Vạn Lý Trường Sa.
Câu 2: Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập ra phủ nào sau đây?
A. Phú Yên.
B. Gia Định.
C. Thái Khang.
D. Quảng Nam.
Câu 3: Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ vùng đất nào?
A. Phú Yên.
B. Nghệ An.
C. Thuận Hóa.
D. Quảng Nam.
Câu 4: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập vào thời gian nào?
A. 1611.
B. 1653.
C. 1698.
D. 1757.
Câu 5: Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử ai vào kinh lí vùng đất phía Nam?
A. Lương Văn Chánh.
B. Đào Duy Từ.
C. Nguyễn Hữu Cảnh.
D. Mạc Cửu.
Câu 6: Vào giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp, kéo dài hàng chục năm đã
A. lật đổ sự tồn tại của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
B. buộc chính quyền phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ.
C. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, hoàn thành thống nhất đất nước.
D. buộc chính quyền chúa Nguyễn phái thực hiện chính sách nhượng bộ.
Câu 7: Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu nào dưới đây?
A. “Phù Lê - diệt Trịnh”.
B. “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”.
C. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
D. “Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất kết thúc vào năm nào?
A. 1769.
B. 1751.
C. 1741.
D. 1739.
Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào dưới đây không diễn ra ở Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII?
A. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất.
B. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát.
C. Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương.
D. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Ngoài của Đại Việt ở giữa thế kỉ XVIII?
A. Đời sống nhân dân cơ cực.
B. Kinh tế sa sút nghiêm trọng.
C. Vua, quan ăn chơi, hưởng lạc.
D. Xã hội ổn định, nhân dân ấm no.
Câu 11: Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm
A. lật đổ ách cai trị của quân Thanh.
B. chống lại chính quyền chúa Nguyễn.
C. lật đổ ách cai trị của quân Minh.
D. chống lại chính quyền Lê - Trịnh.
Câu 12: Địa điểm nào được Nguyễn Huệ lựa chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?
A. Đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút.
B. Đoạn sông Cầu từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang.
C. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
D. Vùng cửa sông Tô Lịch.
Câu 13: Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã mấy lần đánh vào Gia Định?
A. 3 lần.
B. 4 lần.
C. 5 lần.
D. 6 lần.
Câu 14: Sự suy yếu, khủng hoảng của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Nông dân Đàng Trong vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Minh xâm lược lãnh thổ Đại Việt.
C. Bùng nổ cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở vùng Điện Biên.
D. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam.
Câu 15: Thắng lợi nào của quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của chính quyền Mãn Thanh?
A. Ngọc Hồi - Đống Đa.
B. Tốt Động - Chúc Động.
C. Rạch Gầm - Xoài Mút.
D. Chi Lăng - Xương Giang.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về sự ra đời của nhà Mạc:
a) Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng.
b) Sản xuất được chú trọng, đem lại hiệu suất tương đối cao.
c) Mâu thuẫn giữa quý tộc và nông nô ngày càng gay gắt.
d) Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều là:
a) Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài.
b) Thương mại và trao đổi hàng hóa phát triển mạnh mẽ.
c) Đời sống nhân dân rơi vào cảnh đói nghèo và li tán.
d) Sông Hiền Lương làm giới tuyến chia cắt 2 miền Nam Bắc.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................