Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 02:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ vùng đất nào?

A. Phú Yên.

B. Nghệ An.

C. Thuận Hóa.

D. Quảng Nam.

Câu 2: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập vào thời gian nào?

A. 1611.

B. 1653.

C. 1698.

D. 1757.

Câu 3: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt các thế kỉ XVII – XVIII có ý nghĩa như thế nào?

A. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.

B. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

C. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.

D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.

Câu 4: Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?

A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

C. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.

D. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn.

Câu 5: Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập ra phủ nào sau đây?

A. Phú Yên.

B. Gia Định.

C. Thái Khang.

D. Quảng Nam.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769) diễn ra chủ yếu tại khu vực nào của Đàng Ngoài?

A. Đông Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng Bắc Bộ.

D. Tây Bắc.

Câu 7: Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

A. Cuộc sống thanh bình, thịnh trị, ấm no của nhân dân Đàng Ngoài.

B. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.

C. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.

D. Các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa các cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu?

A. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

B. Bị quân Trịnh đàn áp nên cuối cùng thất bại.

C. Chống lại chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.

D. Giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Ngoài của Đại Việt ở giữa thế kỉ XVIII?

A. Đời sống nhân dân cơ cực.

B. Kinh tế sa sút nghiêm trọng.

C. Vua, quan ăn chơi, hưởng lạc.

D. Xã hội ổn định, nhân dân ấm no.

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào dưới đây không diễn ra ở Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII?

A. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất.

B. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát.

C. Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương.

D. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu.

Câu 11: Thắng lợi nào của quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của chính quyền Mãn Thanh?

A. Ngọc Hồi - Đống Đa.

B. Tốt Động - Chúc Động.

C. Rạch Gầm - Xoài Mút.\

D. Chi Lăng - Xương Giang.

Câu 12: Sự suy yếu, khủng hoảng của chính quyền phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Nông dân Đàng Trong vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.

B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Minh xâm lược lãnh thổ Đại Việt.

C. Bùng nổ cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở vùng Điện Biên.

D. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam.

Câu 13: Nhà Thanh dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1788?

A. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.

B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Mãn Thanh.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.

D. Chính quyền Lê - Trịnh lấn chiếm lãnh thổ của nhà Thanh.

Câu 14: Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.

Câu 15: Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đồng thời gấp rút xây dựng phòng tuyến chống giặc ở

A. sông Như Nguyệt.

B. Tam Điệp - Biện Sơn.

C. sông Bạch Đằng.

D. Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn là:

a) Nguyễn Phúc Nguyên nắm quyền đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

b) Mạc Đăng Dung trao quyền lực cho họ Nguyễn.

c) Nhà Mạc giao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm.

d) Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn ngày càng gay gắt.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về hệ quả xung đột Trịnh- Nguyễn:

a) Đất nước bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến.

b) Thương mại và trao đổi hàng hóa phát triển mạnh mẽ.

c) Đời sống nhân dân rơi vào cảnh đói nghèo và li tán.

d) Sông Hiền Lương làm giới tuyến chia cắt 2 miền Nam Bắc.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay