Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về Jose’ Rizal?
A. Là người lãnh đạo Liên minh Philippines
B. Bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử năm 1896
C. Ngày nay, ở Thủ đô Manila, tại nơi ông bị xử tử, người ta đã xây dựng quảng trường mang tên ông.
D. Trong phong trào giải phóng dân tộc, ông đi theo xu hướng bạo động.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về những chính sách kinh tế của thực dân Anh thực thi ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX?
A. Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.
B. Trong nông nghiệp, chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Người nông dân bị bần cùng và chết đói ngày càng nhiều.
C. Tìm cách xây dựng các trung tâm tài chính để kiếm lợi nhiều hơn nữa từ các tầng lớp giàu có trong xã hội bản xứ.
D. Công nghiệp cũng có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.
Câu 3: Sự kiện nào xảy ra ngay sau khởi nghĩa nổ ra ở Tây Sumatra?
A. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Pháp đổ bộ lên vùng này
B. Khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tắc
C. Khởi nghĩa nổ ra ở Kalimantan
D. Cuộc khởi nghĩa do Samin lãnh đạo
Câu 4: Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Campuchia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của:
A. Sự hợp nhất 3 nước Đông Dương thành một.
B. Liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung
C. Phương pháp đoàn kết đánh giặc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về nhã nhạc cung đình?
A. Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.
B. Nhã nhạc cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Lý – Trần, được bổ sung, phát triển dưới thời Nguyễn.
C. Người sáng tạo và biểu diễn hầu hết là những nhạc sĩ, nghệ sĩ giỏi từ dân gian, được sung vào cung để phục vụ triều đình.
D. UNESCO đã ghi danh Nhã nhạc là Di sản văn hoá vật thể đại diện của nhân loại (2008).
Câu 6: Vì sao nhà thờ mọc lên ở khắp nơi nửa đầu thế kỉ XIX?
A. Vì nhà Nguyễn chủ trương lấy Công giáo làm quốc giáo
B. Vì nhà thờ có thể tạo công ăn việc làm cho người dân
C. Vì số người theo Công giáo ngày càng đông
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về thủ công nghiệp, thương nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX?
A. Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.
B. Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.
C. Nhà nước giảm thuế, thi hành chính sách mở cửa, thợ giỏi không còn bị bắt vào làm trong các quan xưởng, nhiều ngành nghề được hồi phục.
D. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ở thời nhà Nguyễn?
A. Thời Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
B. Triều đình lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.
C. Đến thời Minh Mạng, hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh: việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
D. Khoảng năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ “Đại Việt nhất thống toàn đồ” thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Câu 9: Năm 1859 diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.
B. Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.
C. Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
D. Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.
Câu 10: Sự nào xảy ra ngay trước sự kiện “Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.”?
A. Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.
B. Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
C. Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.
D. Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.
Câu 11: Quân ta đáp trả như thế nào với hành động của Pháp “Tháng 02/1859, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.”?
A. Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
B. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.
C. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.
D. Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ.
Câu 12: Sự kiện “Quân Pháp toả đi đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định và nhiều tỉnh thành khác.” diễn ra năm nào?
A. 1882
B. 1883
C. 1884
D. 1885
Câu 13: Năm 1884, tại Yên Thế (Bắc Giang), một cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) với mục tiêu chủ yếu là:
A. Giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do
B. Khôi phục triều Tây Sơn
C. Tiêu diệt quân Pháp, loại bỏ tư sản Pháp ra khỏi Việt Nam, chấn hưng nền công nghiệp quốc gia.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Khởi nghĩa nông dân Yên Thế đã làm được gì?
A. Nghĩa quân đã đánh bại nhiều trận càn của quân Pháp vào căn cứ của cuộc khởi nghĩa như ở Cao Thượng (11 – 1890), 3 lần ở Hố Chuối (12 – 1890)
B. Nghĩa quân đã làm chủ hết vùng Yên Thế, mở rộng địa bàn sang cả Phủ Lạng Thương cùng tỉnh Bắc Giang,..
C. Nghĩa quân đã giúp cho triều đình nhà Nguyễn thêm vững chắc trong những năm tháng khó khăn
D. Cả A và B.
Câu 15: Bản đồ này mô tả cuộc khởi nghĩa nào?
A. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hương Khê
D. Khởi nghĩa Ba Đình
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Nguyễn?
a) Giao lưu mạnh mẽ với các nước khu vực châu Mỹ.
b) Thủ công nghiệp sa sút nghiêm trọng.
c) Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.
d) Các trung tâm buôn bán nổi tiếng như Hội An, Thăng Long bị sa sút.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
a) Thời gian tồn tại lâu nhất trong phong trào, kéo dài hơn 10 năm (1885 - 1896).
b) Vũ khí được trang bị hiện đại nhất, với nhiều súng trường mua từ nước ngoài.
c) Địa bàn hoạt động rộng lớn, trải dài khắp cả nước.
d) Lực lượng tổ chức quy củ, nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân với sự chỉ huy chặt chẽ của các tướng lĩnh tài ba.
Câu 3:............................................
............................................
............................................