Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Từ cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế nước Anh như thế nào?
A. Ở vị trí dẫn đầu thế giới.
B. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.
C. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp.
D. Lạc hậu nhất trong các nước tư bản phương Tây.
Câu 2: Ý nào không phải là biểu hiện của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc?
A. Sự ra đời các công ti độc quyền lớn, lũng đoạn và chi phối nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước.
B. Sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng, hình thành nên tư bản tài chính.
C. Các nước tư bản đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
D. Sự xuất hiện của giai cấp công nhân.
Câu 3: Nước nào không phải thuộc địa của Anh đầu thế kỉ XX?
A. Ấn Độ
B. Nam Phi
C. Australia
D. Algeria
Câu 4: Biểu đồ sau thể hiện diện tích và dân số của đế quốc nào?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mỹ
Câu 5: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản là:
A. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D. Tuyên ngôn của những người cộng sản.
Câu 6: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là một văn kiện quan trọng với những luận điểm cơ bản:
A. Về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
B. Về vai trò và sứ mệnh của giai cấp tư sản.
C. Về sự thành lập nền chuyên chính vô sản.
D. Về sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 7: Kết cục của Chiến tranh Pháp – Phổ là gì?
A. Quân Phổ bại trận.
B. Quân Pháp thua trận.
C. Pháp – Phổ kí hiệp định đình chiến.
D. Nhân dân Paris nổi dậy đòi lật đổ chính quyền Napoleon III, thiết lập nền Cộng hoà.
Câu 8: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới là:
A. Chính phủ lâm thời.
B. Hội đồng Xô viết.
C. Hội đồng Công xã.
D. Uỷ ban Công xã.
Câu 9: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế đã:
A. Tạo điều kiện cho cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
B. Làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
C. Khiến kinh tế toàn cầu suy thoái.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất:
A. Một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
B. Một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa đối với cả hai bên tham chiến.
C. Một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn ở một số nước.
D. Một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.
Câu 11: Tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai (02/1917) là:
A. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
B. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Đức và các nước đồng minh của Đức.
C. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.
D. Chế độ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân.
Câu 12: Tháng 07/1917 ở Nga diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
B. Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời hoàn toàn sụp đổ.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn quốc.
D. Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai nổ ra và giành thắng lợi.
Câu 13: Các ngành khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX gắn liền với:
A. Chủ nghĩa xã hội khoa học
B. Học thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh
C. Sự xuất hiện của nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với những đại diện xuất sắc là:
A. Karl Marx và F. Engels
B. L. Feuerbach và G. Hegel
C. Karl Marx và L. Feuerbach
D. Cả A và B.
Câu 15: Ứng dụng những thành tựu khoa học, nhiều phát minh, cải tiến kĩ thuật ra đời trong thế kỉ XIX, ngoại trừ:
A. Cải tiến kĩ thuật luyện kim
B. Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới
C. Chế tạo máy công cụ
D. Công nghệ thông tin
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về giai cấp công nhân ra đời trong bối cảnh:
a) Nông dân bị mất ruộng, phải làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ.
b) Nhiều nhà máy, công xưởng ở các đô thị mở rộng quy mô sản xuất.
c) Cách mạng công nghiệp lần 3 làm thay đổi căn bản xã hội của các nước tư bản.
d) Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những hoạt động nổi bật của C. Mác và Ph. Ăng-ghen:
a) Thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản (1844).
b) Viết tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (Ph. Ăng-ghen).
c) Chỉ đạo khởi nghĩa Công xã Pa-ri (1871).
d) Soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
Câu 3: ............................................
............................................
............................................