Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều

BÀI 2: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

(33 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (17 CÂU)

Câu 1: Phong trào cách mạng ở châu Âu bùng nổ và phát triển trong khoảng thời gian nào?

A. 1918 - 1923.

B. 1919 - 1921.

C. 1923 - 1924.

D. 1918 - 1922.

Câu 2: Phong trào cách mạng ở châu Âu tiêu biểu ở quốc gia nào?

A. Đức và Hung-ga-ri.

B. Áo và I-ta-li-a.

C. Slo-va-ki-a và Pháp.

D. Pháp và Anh.

Câu 3: Tầng lớp nào đã tham gia phong trào cách mạng ở châu Âu?

A. Tiểu tư sản.

B. Công nhân.

C. Trí thức.

D. Tư sản

Câu 4: Đảng Cộng sản được thành lập ở Đức vào năm bao nhiêu?

A. 1917.

B. 1918.

C. 1919.

D. 1920.

Câu 5: Đỉnh cao của phong trào cách mạng này là gì?

A. Bãi bỏ chế độ quân chủ tồn tại từ lâu.

B. Giành ruộng đất về tay nông dân.

C. Thành lập các nhà nước Cộng hoà Xô Viết Hung-ga-ri và Cộng hoà Xô viết Ba-vi-e.

D. Chống lại chính quyền tư sản.

Câu 6: Hình thức nào được sử dụng chủ yếu trong phong trào cách mạng ở châu Âu?

A. Tổng bãi công và khởi nghĩa.

B. Đấu tranh bằng biện pháp hoà bình.

C. Tổ chức quân đội chính quy tiến tới giành chính quyền.

D. Kêu gọi các nước láng giềng giúp đỡ. 

Câu 7: Mục tiêu ban đầu của phong trào cách mạng ở châu Âu là gì?

A. Đòi quyền lợi ruộng đất về tay nhân dân.

B. Chống chế độ quân chủ và chính quyền tư sản.

C. Đòi tăng lương, giảm giờ làm và các quyền lợi chính đáng khác.

D. Chống lại sự bóc lột của giai cấp quý tộc.

Câu 8: Cuộc biểu tình ở Đức mở đầu cho cuộc Cách mạng tháng Mười một diễn ra vào thời gian nào?

A. Ngày 12/11/1918.

B. Ngày 07/11/1918.

C. Ngày 19/11/1918.

D. Ngày 09/11/1918.

Câu 9: Quốc tế Cộng sản được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 03/1919.

B. Tháng 05/1919.

C. Tháng 03/1920.

D. Tháng 05/1920.

Câu 10: Quốc tế Cộng sản tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. 1920 - 1943.

B. 1919 - 1940.

C. 1920 - 1940.

D. 1919 - 1943.

Câu 11: Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin được thông qua tại Đại hội lần thứ mấy?

A. Đại hội IV.

B. Đại hội II.

C. Đại hội I.

D. Đại hội III. 

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đại suy thoái kinh tế?

A. Thị trường chứng khoán Niu Y-oóc sụp đổ vào ngày 15/10/1929.

B. Thị trường chứng khoán Niu Y-oóc sụp đổ vào ngày 26/10/1929.

C. Thị trường chứng khoán Niu Y-oóc sụp đổ vào ngày 27/10/1929.

D. Thị trường chứng khoán Niu Y-oóc sụp đổ vào ngày 24/10/1929.

Câu 13: Cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1929 - 1934.

B. 1929 - 1930.

C. 1929 - 1933.

D. 1929 - 1935.

Câu 14: Đứng trước hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, quốc gia nào đã phát xít hoá bộ máy chính quyền?

A. Đức và I-ta-li-a.

B. Đức và Nhật Bản.

C. Nhật Bản và I-ta-li-a.

D. I-ta-li-a và Áo.

Câu 15: Trục phát xít Béc-lin - Rô-ma được thiết lập năm bao nhiêu?

A. 1929.

B. 1940.

C. 1936.

D. 1933.

Câu 16: Một trong những chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là:

A. Tham gia tích cực vào hoạt động của Hội Quốc liên.

B. Liên kết với Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

C. Thực hiện và đề cao chủ nghĩa biệt lập truyền thống.

D. Viện trợ cho Anh, Pháp chống lại sự xâm lược của Đức. 

Câu 17: Mỹ đã thực hiện chính sách nào để giải quyết hậu quả của cuộc đại suy thoái?

A. Chính sách mới.

B. Chính sách kinh tế.

C. Chính sách láng giềng thân thiện.

D. Chính sách thương mại. 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là tác động thúc đẩy phong trào cách mạng bùng nổ ở Châu Âu?

A. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga.

B. Sự thành lập của chính quyền Xô viết.

C. Tình hình chính trị căng thẳng giữa các nước.

D. Hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới.

Câu 2: Ý nào sau đây là mục tiêu của phong trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu?

A. Thành lập chính quyền do giai cấp tư sản tiến bộ lãnh đạo.

B. Xây dựng mô hình nhà nước mới theo kiểu nước Nga Xô viết.

C. Yêu cầu chính phủ kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Thành lập tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân. 

Câu 3: Tại sao phong trào cách mạng lại phải tạm lắng xuống?

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay